Vai trò của Việt Nam trong cuộc đua chip toàn cầu - Phiên bản có thể in +- Tin tức Gia Kiệm (https://giakiem.com.vn/f) +-- Diễn đàn: Tin tức (https://giakiem.com.vn/f/forumdisplay.php?fid=3) +--- Diễn đàn: Khoa học - Công Nghệ (https://giakiem.com.vn/f/forumdisplay.php?fid=23) +--- Chủ đề: Vai trò của Việt Nam trong cuộc đua chip toàn cầu (/showthread.php?tid=1033) |
Vai trò của Việt Nam trong cuộc đua chip toàn cầu - martinpham - 12/08/2022 Vai trò của Việt Nam trong cuộc đua chip toàn cầu Những tập đoàn chip hàng đầu thế giới như Intel, Samsung đang tích cực hiện diện tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc chạy đua bán dẫn toàn cầu đang nóng lên. Theo Global Times, trong khi làn sóng chuyển giao dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn còn thu hút nhiều sự chú ý, mới đây, Việt Nam lại tiếp tục trở thành tâm điểm của ngành bán dẫn khi Samsung tuyên bố kế hoạch sản xuất linh kiện bán dẫn từ tháng 7/2023. Các chuyên gia đánh giá, với vai trò và tầm ảnh hưởng của của mình trên thị trường toàn cầu, hành động mới nhất của Samsung sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành bán dẫn Việt Nam trong tương lai. Nhà máy Samsung ở Thái Nguyên, Việt Nam. Ảnh: Reuters
Dưới góc nhìn chuyên gia, nhà phân tích Gu Wenjun của Xinmou Research cho rằng thế giới đang cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp bán dẫn. Các nước Đông Nam Á đang được hưởng lợi khi thu hút nhiều tập đoàn quốc tế đến đầu tư. "Trong đó, Việt Nam đang trở thành điểm đến mới của ngành công nghiệp bán dẫn với những khu công nghiệp chuyên về kiểm nghiệm và đóng gói chip", ông Gu Wenjun nói với Global Times.Global Times cũng dẫn lời các chuyên gia cho biết Việt Nam đang trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành bán dẫn và có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu Technavio, thị trường chất bán dẫn tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng thêm 1,65 tỷ USD trong giai đoạn 2021 - 2025 với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép vào khoảng 6,52% mỗi năm. "Sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân trực tiếp giúp các nhà máy bán dẫn ở Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút nguồn vốn FDI của nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian qua. Việt Nam được biết đến là thị trường mới nổi ở khu vực châu Á trong lĩnh vực bán dẫn", Technavio nhận định. Ngoài Samsung, Việt Nam còn là nơi đặt nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất của Intel. Intel Products Vietnam (IPV) được đầu tư 1,5 tỷ USD, có hơn 2.800 nhân viên và là công ty công nghệ cao lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam. Tính đến năm 2021, IPV đã vận chuyển hơn 3 tỷ sản phẩm đến với khách hàng của Intel trên toàn cầu. Hồi cuối tháng 5, Intel đã vinh danh IPV vì những sáng tạo trong việc cải tiến quy trình xử lý chất nền tại nhà máy lắp ráp và kiểm định, giúp Intel bổ sung thành công hàng triệu con chip ra thị trường, góp phần quan trọng giúp công ty vượt qua cuộc khủng hoảng chip toàn cầu. Ông Kim Huat Ooi, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam cho biết: "Sáng kiến này giúp Intel hoàn thành quá trình lắp ráp chip nhanh hơn 80% và hỗ trợ những nhà cung cấp chất nền đang đối mặt việc thiếu hụt nguồn cung". Hướng tiếp cận mới của nhà máy Intel Việt Nam giúp hãng bổ sung hàng triệu chip mỗi năm, mở ra triển vọng tăng hơn hai tỷ USD lợi nhuận cho Intel. Ngoài hai ông lớn Samsung và Intel, nhiều công ty bán dẫn lớn của thế giới cũng đang đặt nhà máy tại Việt Nam, như USI Electronics, một công ty con của ASE Semiconductor của Đài Loan hay Renesas Electronics của Nhật Bản. Theo Gu Wenjun, lợi thế của Việt Nam nằm ở thị trường nhân công lớn và đất đai rẻ. Còn ông Steve Long, Tổng giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của Intel cho rằng: "Môi trường chính trị xã hội ổn định, chính sách thương mại và đầu tư ngày càng tự do hóa cùng lực lượng lao động trẻ và tài năng là lý do khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn". Ông Long cho rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng thiết đặt cơ sở hạ tầng và chính sách cần thiết để hỗ trợ các hoạt động sản xuất tiên tiến. Tuy nhiên, hiện trạng ngành bán dẫn Việt Nam cũng phản ánh tình hình chung của khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực này. Các cơ sở sản xuất trong khu vực chỉ đang làm nhiệm vụ lắp ráp thành phẩm và xuất khẩu linh kiện vốn có giá trị thấp trong chuỗi cung ứng. Ngay cả Malaysia - quốc gia có ngành bán dẫn phát triển bậc nhất khu vực - cũng đang phải vật lộn để chuyển hướng từ xưởng đúc chip giá rẻ sang thiết kế và sản xuất những con chip cao cấp hơn. Dù có nhiều tiềm năng, các chuyên gia cũng chỉ ra những thách thức với ngành bán dẫn Việt Nam. Theo Technavio, một trong những rào cản lớn nhất hiện nay là thiếu lao động có thay nghề cao. Lấy ví dụ về sự thiếu hụt của ngành chip trong nước, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM cho biết thành phố là một trong những nơi dẫn đầu cả nước về lĩnh vực bán dẫn nhưng chỉ có khoảng 1.000 kỹ sư vi mạch, 2.000 - 3.000 kỹ sư hệ thống nhúng. "Số lượng 1.000 kỹ sư vi mạch hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực này mà cần phải có thêm hàng chục nghìn người để có lực lượng lao động chất lượng cao trong ngành công nghiệp này", ông Thi nói. nguồn :vnexpress |