Bé trai chào đời từ tử cung cấy ghép - Phiên bản có thể in +- Tin tức Gia Kiệm (https://giakiem.com.vn/f) +-- Diễn đàn: Tin tức (https://giakiem.com.vn/f/forumdisplay.php?fid=3) +--- Diễn đàn: Khoa học - Công Nghệ (https://giakiem.com.vn/f/forumdisplay.php?fid=23) +--- Chủ đề: Bé trai chào đời từ tử cung cấy ghép (/showthread.php?tid=1153) |
Bé trai chào đời từ tử cung cấy ghép - martinpham - 28/07/2023 Bé trai chào đời từ tử cung cấy ghép MỸ: Một phụ nữ không có tử cung đã sinh con sau khi được phẫu thuật cấy ghép, được coi là trường hợp hiếm hoi có con thành công nhờ phương pháp này. Người mẹ có tên Mallory, được chẩn đoán mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser vào năm 17 tuổi. Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng một trên 4.500 trẻ sơ sinh. Về mặt sinh học, Mallory không thể sinh con. Vài năm sau, cô và chồng có con gái đầu lòng thông qua người mang thai hộ là em ruột của Mallory. Họ muốn có con thứ hai, nhưng việc yêu cầu người em mang thai hộ lần nữa sẽ nguy hiểm cho sức khỏe, vì vậy cặp đôi bắt đầu xem xét lựa chọn cấy ghép tử cung. Họ quyết định thực hiện ca phẫu thuật tại Bệnh viện Birmingham của Đại học Alabama. Mallory nhận tử cung từ một người hiến tặng đã qua đời. Cô, Nick và con gái chuyển đến Birmingham, Alabama, để bắt đầu quá trình 18 tháng cấy ghép, chuyển phôi và sinh nở. Đối với nhiều bệnh nhân, toàn bộ thủ tục y khoa có thể mất đến hai năm. Phôi được tạo thông qua thụ tinh trong ống nghiệm trước khi phẫu thuật cấy ghép. Người mẹ phải dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép và trong suốt thai kỳ để ngăn ngừa thải ghép. Vài tháng sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt phôi trực tiếp vào tử cung. Em bé được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Nếu cha mẹ muốn có thêm con, tử cung được giữ nguyên và người phụ nữ sẽ tiếp tục dùng thuốc ức chế miễn dịch. Trong trường hợp cả hai không muốn có thêm con, bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung. Người mẹ cũng ngừng sử dụng thuốc sau khi sinh xong. Ca cấy ghép tử cung đầu tiên ở Mỹ diễn ra vào năm 2016 nhưng thất bại. Năm sau, một phụ nữ ở Texas đã sinh con thành công thông qua cấy ghép, trở thành người đầu tiên làm được điều này. Tính đến 2020, đã có khoảng 100 ca cấy ghép tử cung thực hiện trên toàn cầu, nhưng theo diện thử nghiệm lâm sàng, theo Bệnh viện Birmingham. Mallory là người đầu tiên sinh con thành công bằng phương phương pháp này bên ngoài thử nghiệm. "Ngay cả khi gặp một số khó khăn, tôi vẫn muốn mang thai vì tôi biết đây là cơ hội duy nhất để mình làm điều này. Tôi hiểu bản thân đã may mắn đến thế nào", cô nói. Mallory và con trai sau ca sinh nhờ phương pháp cấy ghép tử cung. Ảnh: CBS News
Tiến sĩ Brian Brocato, bác sĩ sản khoa chịu trách nhiệm chính cho ca phẫu thuật của Mallory, cho biết ông vẫn kinh ngạc về tính chuyên môn của chương trình cấy ghép tử cung. "Một trong những thành công lớn nhất là được làm việc với các bác sĩ chuyên khoa khác mà chúng tôi thường không có cơ hội hợp tác. Chúng tôi cùng chăm sóc cho một bệnh nhân với mục tiêu duy nhất, đưa ra những quan điểm độc đáo khác nhau. Điều tuyệt vời là chúng tôi đã có một bà mẹ và em bé khỏe mạnh", ông nói. Theo CBS News |