Thí nghiệm Calhoun: Cho lũ chuột sống ở ‘thiên đường’, vì sao chúng lại diệt vong? - Phiên bản có thể in +- Tin tức Gia Kiệm (https://giakiem.com.vn/f) +-- Diễn đàn: Tin tức (https://giakiem.com.vn/f/forumdisplay.php?fid=3) +--- Diễn đàn: Khoa học - Công Nghệ (https://giakiem.com.vn/f/forumdisplay.php?fid=23) +--- Chủ đề: Thí nghiệm Calhoun: Cho lũ chuột sống ở ‘thiên đường’, vì sao chúng lại diệt vong? (/showthread.php?tid=262) |
Thí nghiệm Calhoun: Cho lũ chuột sống ở ‘thiên đường’, vì sao chúng lại diệt vong? - martinpham - 25/05/2020 SỰ RA ĐỜI CỦA NHỮNG CON CHUỘT XINH ĐẸP! Thí nghiệm đáng sợ này như phép ẩn dụ về ngày tận thế của loài người. Dù được cung cấp môi trường sống lý tưởng và cho sinh nở thoải mái nhưng xã hội loài chuột đã biến thành địa ngục chỉ sau 600 ngày. Vào năm 1947, nhà nghiên cứu tâm lí động vật John B.Calhoun bắt đầu thực hiện một chuỗi các thí nghiệm hành vi trên loài chuột tại Rockville, Maryland. Ở đây, ông cung cấp một môi trường lí tưởng cho 4 cặp chuột trong một không gian giới hạn và quan sát quá trình phát triển của quần thể chuột - đây được gọi là "Vũ trụ 25" (Universe 25). Nhà nghiên cứu John B. Calhoun cùng các thí nghiệm liên quan đến chuột (Ảnh: Yoichi R Okamoto). Đến năm 1954, Calhoun lúc này đang làm việc tại viện tâm lí học quốc gia - National Institute of Mental Health (N.I.M.H). Với thí nghiệm đầu tiên, ông cho 32 tới 56 con chuột trong một cái thùng rộng gần 650cm² với tường cao 137cm. Từ chân tường lên đến vị trí cao 93cm được thiết kế sao cho chuột có thể trèo lên nhưng không thể thoát ra ngoài vì phần còn lại là tường trống. Mỗi bức tường có 16 ống mắt lưới xếp theo chiều dọc, được gọi là khu vực cầu thang. Bốn hành lang mở ra phía khu vực cầu thang, dẫn tới bốn cái lồng. Tổng cộng có 256 lồng, mỗi lồng chứa 15 con chuột. Lũ chuột được cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ kể cả giường ngủ với một hệ thống bảo vệ chúng khỏi thời tiết và thú săn mồi nên thí nghiệm này còn có tên là "Mouse Utopia" (Thiên đường của chuột). Sinh trưởng tỉ lệ thuận với diệt vong Với khả năng sinh sôi nhanh chóng, quần thể loài chuột đã tăng chóng mặt vào 55 ngày đầu tiên. Con số này tiếp tục tăng mạnh và đạt mốc 620 con chuột vào ngày thứ 315. Dần dà, tỉ lệ loài chuột bắt đầu có xu hướng phát triển chậm lại. Trong khoảng thời gian từ ngày thứ 315, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một hiện tượng được gọi là *tha hóa hành vi (behavioral sink)- đây là việc những con chuột không còn giữ được cấu trúc xã hội và trạng thái hành vi bình thường. *Tha hóa hành vi (Behavioral sink) là thuật ngữ mô tả những hành vi bất thường trong tình huống mật độ dân cư đông đúc trong đó có cả những cá nhân thụ động rút khỏi tất cả các tương tác xã hội. Thuật ngữ này do John B. Calhoun đưa ra trên cơ sở thí nghiệm bằng những con chuột từ đó cho rằng những tác động xấu của quá tải dân số trên loài gặm nhấm là một mô hình tương tự về tương lai của loài người. (theo Wikipedia) Nếu trong một quần thể, các điều kiện sống không thể đáp ứng nhu cầu của những con trưởng thành thì chúng sẽ di cư sang một vùng đất mới nhưng ở đây lũ chuột lại đấu đá lẫn nhau để giành cho mình những vị trí giới hạn đặc biệt. Con lép vế sẽ phải chịu sự công kích, đàn áp; dẫn đến một xã hội chuột bạo lực và mất trật tự. Lần sinh nở thành công cuối cùng của quần thể này là vào ngày thứ 600, đó cũng là khi số lượng quần thể chuột đạt mức tối đa: hơn 2000 con. Sau đó quay đầu giảm đều cho tới khi cả quần thể bị tuyệt diệt. Những con cuối cùng còn sống sót, nhưng vì chúng không giao phối, số lượng quần thể không thể hồi phục. Cụ thể hơn, tỉ lệ sinh non và chết yểu của chuột non lên đến 96% và có những trường hợp mẹ chuột chết trong khi sinh và ruồng bỏ con mình. Vấn đề này xảy ra khi số lượng chuột đạt đến đỉnh điểm. Một thế hệ chuột con bị mẹ ruồng bỏ, sẽ lớn lên mà không thể kết nối với xã hội, chúng sống tách mình, Calhoun gọi chúng là “những kẻ xinh đẹp”. Chúng không sinh nở, đấu đá mà chỉ quan tâm tới ăn uống, ngủ và chăm sóc cho bản thân. Khi số lượng chuột trong quần thể suy giảm, “những kẻ xinh đẹp” không bị ảnh hưởng bởi bạo lực và tử vong, nhưng chúng không đi tìm bạn tình và cũng không chăm sóc con non. (theo trithucvn.net) Có phải đây chính là hồi chuông báo động...? Sau khi thí nghiệm của Calhoun công khai đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người xem đây chính là lời tiên tri cho xã hội loài người trong tương lai. Việc nghiên cứu của ông cũng chính là nguồn cảm hứng cho một quyển sách và sau đó được chuyển thể thành một bộ phim hoạt hình kinh điển mang tên "Bí mật của N.I.M.H". Bùng nổ dân số đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở xã hội hiện nay. Nguồn: Lost Bird |