10/08/2022, 07:34 AM
Trung Quốc bùng phát loại virus mới
Ít nhất 35 người ở tỉnh Sơn Đông và Hà Nam đã nhiễm một loại virus mới có nguồn gốc từ động vật.
Virus thuộc họ Henipavirus, có tên là Langya henipavirus hoặc LayV, được các nhà khoa học Trung Quốc và Singapore công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM), ngày 6/8.
Đến nay, virus đã lây nhiễm cho 35 người ở hai tỉnh thành. Mầm bệnh được tìm thấy trong mẫu dịch ngoáy họng của các bệnh nhân có triệu chứng sốt, tiền sử tiếp xúc với động vật trong thời gian gần đây. Theo tác giả của nghiên cứu, Henipavirus có thể gây sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ và buồn nôn.
Cuộc điều tra sâu hơn cho thấy 26 trong số 35 trường hợp nhiễm Langya henipavirus ở tỉnh Sơn Đông và Hà Nam có các biểu hiện lâm sàng như sốt, khó chịu cơ thể, ho, chán ăn, đau cơ, buồn nôn, nhức đầu và nôn.
Henipavirus là một trong những nguyên nhân lớn gây ra các loại bệnh trên động vật ở châu Á, Thái Bình Dương. Các chuyên gia lưu ý cả virus Hendra (HeV) và virus Nipah (NiV) thuộc họ này đều có thể lây nhiễm sang người qua trái cây. Dơi là vật chủ tự nhiên của cả hai loại virus.
Henipavirus có thể gây bệnh nặng cho động vật và con người, được phân loại vào nhóm có mức an toàn sinh học cấp độ 4. Tỷ lệ tử vong trên số người mắc là 40-75%, theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tỷ lệ tử vong này cao hơn nhiều so với Covid-19.
Hiện thế giới chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị Henipavirus. Phương pháp duy nhất là chăm sóc hỗ trợ để kiểm soát các triệu chứng.
Giáo sư Wang Linfa, Chương trình Các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y Duke-NUS, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết đây là tình trạng đáng báo động, bởi nhiều loại virus tồn tại trong tự nhiên có thể lây nhiễm sang người, để lại những hậu quả khó lường.
Đến nay, các chuyên gia chưa thể khoanh vùng cụm dịch Langya henipavirus, cũng chưa có dấu hiệu cho thấy virus đã lây từ người sang người. Dù vậy, các báo cáo trước đó cho thấy đây vẫn là một hình thức lây nhiễm khả thi.
"Covid-19 sẽ không phải loại bệnh truyền nhiễm cuối cùng gây ra đại dịch trên toàn thế giới, vì các bệnh truyền nhiễm mới nổi sẽ có tác động ngày càng lớn đối với cuộc sống hàng ngày của con người", phó giáo sư Wang Xinyu, Trưởng Khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Huashan trực thuộc Đại học Fudan, nhận định.
(Theo Global Times)
Ít nhất 35 người ở tỉnh Sơn Đông và Hà Nam đã nhiễm một loại virus mới có nguồn gốc từ động vật.
Virus thuộc họ Henipavirus, có tên là Langya henipavirus hoặc LayV, được các nhà khoa học Trung Quốc và Singapore công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM), ngày 6/8.
Đến nay, virus đã lây nhiễm cho 35 người ở hai tỉnh thành. Mầm bệnh được tìm thấy trong mẫu dịch ngoáy họng của các bệnh nhân có triệu chứng sốt, tiền sử tiếp xúc với động vật trong thời gian gần đây. Theo tác giả của nghiên cứu, Henipavirus có thể gây sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ và buồn nôn.
Cuộc điều tra sâu hơn cho thấy 26 trong số 35 trường hợp nhiễm Langya henipavirus ở tỉnh Sơn Đông và Hà Nam có các biểu hiện lâm sàng như sốt, khó chịu cơ thể, ho, chán ăn, đau cơ, buồn nôn, nhức đầu và nôn.
Henipavirus là một trong những nguyên nhân lớn gây ra các loại bệnh trên động vật ở châu Á, Thái Bình Dương. Các chuyên gia lưu ý cả virus Hendra (HeV) và virus Nipah (NiV) thuộc họ này đều có thể lây nhiễm sang người qua trái cây. Dơi là vật chủ tự nhiên của cả hai loại virus.
Henipavirus có thể gây bệnh nặng cho động vật và con người, được phân loại vào nhóm có mức an toàn sinh học cấp độ 4. Tỷ lệ tử vong trên số người mắc là 40-75%, theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tỷ lệ tử vong này cao hơn nhiều so với Covid-19.
Hiện thế giới chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị Henipavirus. Phương pháp duy nhất là chăm sóc hỗ trợ để kiểm soát các triệu chứng.
Một y tá lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AP
Giáo sư Wang Linfa, Chương trình Các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y Duke-NUS, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết đây là tình trạng đáng báo động, bởi nhiều loại virus tồn tại trong tự nhiên có thể lây nhiễm sang người, để lại những hậu quả khó lường.
Đến nay, các chuyên gia chưa thể khoanh vùng cụm dịch Langya henipavirus, cũng chưa có dấu hiệu cho thấy virus đã lây từ người sang người. Dù vậy, các báo cáo trước đó cho thấy đây vẫn là một hình thức lây nhiễm khả thi.
"Covid-19 sẽ không phải loại bệnh truyền nhiễm cuối cùng gây ra đại dịch trên toàn thế giới, vì các bệnh truyền nhiễm mới nổi sẽ có tác động ngày càng lớn đối với cuộc sống hàng ngày của con người", phó giáo sư Wang Xinyu, Trưởng Khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Huashan trực thuộc Đại học Fudan, nhận định.
(Theo Global Times)