Xin chào, Khách |
Bạn cần phải Đăng ký trước khi đăng bài viết trên diễn đàn.
|
Thành viên Online |
Hiên tại có 108 thành viên online. » 0 Thành viên | 107 Khách Google
|
Chủ đề mới nhất |
Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thá...
Diễn đàn: Ngày Quan Trọng
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
30/12/2024, 09:44 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 556
|
Quà tặng Giáng Sinh 3
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
21/12/2024, 08:27 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 3,238
|
Cảnh giác giật đồ khi đến...
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
10/12/2024, 03:18 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 1,009
|
Nha khoa Hoàng Kim ưu đãi...
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
23/11/2024, 02:19 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 1,297
|
Có thể bạn chưa biết về ý...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
14/11/2024, 02:20 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 9,532
|
Hoàn cảnh ra đời bản nhạc...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
28/10/2024, 12:50 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 15,703
|
NỖI LÒNG CỦA BẠN lại là N...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
19/09/2024, 11:25 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 21,953
|
TỂU SỬ- CHA ĐAMINH NGUYỄN...
Diễn đàn: Tin tức 247
Bài viết mới nhất: martinpham
24/08/2024, 07:51 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 13,984
|
BỔ NHIỆM GIÁM MỤC PHỤ TÁ ...
Diễn đàn: Tin tức 247
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
24/08/2024, 06:15 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 9,065
|
Trong cuộc sống, điều gì ...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
13/08/2024, 02:30 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 25,834
|
|
|
Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2025 Tại Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận Xuân Lộc |
Đăng bởi: NguyenDucManh - 30/12/2024, 09:44 AM - Diễn đàn: Ngày Quan Trọng
- Không có trả lời
|
|
A. Lễ Khai mạc Năm Thánh: Cùng với Giáo Hội toàn cầu, Giáo phận Xuân Lộc chúng ta sẽ long trọng Khai mạc Năm Thánh 2025 tại Nhà thờ Chính tòa vào ngày 29.12.2024, Lễ Thánh Gia Thất. Chương trình như sau:
- 08g30 : Đón tiếp
- 09g00 : Nghi thức Khai mạc
- 09g30 : Thánh Lễ
Chúng con xin trân trọng kính mời:
- Quý Cha Quản hạt, Quý Cha, Quý Bề trên Đan viện và Dòng tu, Quý Tu sĩ nam nữ, Anh em Chủng sinh. Xin Quý Cha mang áo lễ chung của Giáo phận - áo trắng.
- Đại diện Giáo dân Giáo phận:
+ Quý chức Ban Hành giáo cấp Giáo phận, Giáo hạt và các GX/GHBL: mỗi GX/GHBL 04 vị,
+ Giới Cao niên - Gia Trưởng - Hiền Mẫu - Giới Trẻ - GLV-TNTT: cấp Giáo hạt và Giáo phận
+ Các Ban: Loan Báo Tin Mừng, Caritas - BAXH v.v.; các Hội đoàn: Legio Mariae, Huynh đoàn Đaminh, Huynh đoàn Thánh Thể, Gia đình Tận Hiến, Gia đình Khôi Bình, HH. Lòng Chúa Thương xót, Phong trào Cursillo, Phong trào Thăng tiến Hôn nhân và Gia đình v.v. mỗi Ban, mỗi Hội đoàn: 20 đến 50 người.
- Xin Quý Cha phụ trách các Giới, các Ban, các Hội đoàn thông báo và tổ chức cho đơn vị mình tham dự, và xin các vị đại diện mang đồng phục của Giới, Ban, Hội đoàn mình.
B. Các địa điểm được Đức Cha Giáo phận đặt làm nơi hành hương hưởng ơn Toàn xá trong Năm Thánh 2025:
1. Nhà thờ Chính Tòa
2. Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi
3. Nhà nguyện Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc
4. Nhà thờ Tân Triều
5. Nhà thờ Thái Hiệp
6. Nhà thờ Tân Mai
7. Nhà thờ Hà Nội
8. Nhà thờ Lộ Đức
9. Nhà thờ Quảng Biên
10. Nhà thờ Tâm Hòa
11. Nhà thờ Ninh Phát (Giáo hạt Gia Kiệm)
12. Nhà thờ Suối Cát
13. Nhà thờ Thái Lạc
14. Nhà thờ Bắc Thần
15. Nhà thờ Định Quán
16. Nhà thờ Phương Lâm
17. Nhà thờ Phú Lý
Tại các nơi này, Đức Cha Giáo phận xin Quý Cha phụ trách và Quý Cha trong khu vực có một Thánh lễ chung vào ngày 01.01.2025, Lễ trọng kính Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa, để cổ võ việc hành hương lãnh ơn toàn xá, hưởng nhờ lòng thương xót Chúa cho mình và cho các linh hồn nơi luyện tội.
Nguyện xin Chúa Cứu Thế, Đấng đã giáng sinh với tất cả tình yêu thương vô biên của Ngài để cứu độ chúng ta, ban muôn ân sủng và phúc lành của Ngài cho Quý Cha, Quý Tu sĩ và tất cả mọi người chúng ta.
Vp. TGM. Xuân Lộc
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực
|
|
|
Có thể bạn chưa biết về ý tưởng sáng tác ca khúc “ Cao Cung Lên” |
Đăng bởi: martinpham - 14/11/2024, 02:20 PM - Diễn đàn: Giáo dục
- Không có trả lời
|
|
Có thể bạn chưa biết về ý tưởng sáng tác ca khúc “ Cao Cung Lên”
Vào mùa NoeL luôn vang vẳng đâu đó lời ca:
“Cao cung lên khúc nhạc thiên thần Chúa
Hòa trong làn gió nhè nhẹ vấn vương
Ôi linh thiêng lắng nghe thoang thoảng cung đàn
Một đêm khuya vang vẳng trong tuyết sương……………….
Không khí lạnh mùa đông về, ngày ngắn hơn đêm, những làn gió mang hơi lạnh cùng sương, tiếng chuông giáo đường ngân vang,.. Và ca khúc “CAO CUNG LÊN” đã được ra đời. Một hiện tượng, một trong những tháng ca giáng sinh bất hủ của Việt Nam
Ca khúc “CAO CUNG LÊN” có thể nói là một trong những bản nhạc về Giáng sinh nói riêng và Thánh Ca nói chung đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. Năm 1945 một lần tác giả với cộng đoàn giáo hữu đọc kinh chiều và làm giờ viếng hang đá vừa xong, giữa lúc mọi người về thì hồi chuông nguyện nổi lên. Lúc ấy tác giả “Linh mục nhạc sĩ Hoài Đức” đang bước trên bậc thang từ trên nền nhà thờ xuống sân bên ngoài, bỗng nhiên trí óc nảy ra một cung điệu phản phấc âm thanh của tiếng chuông đang ngân vang trên tháp chuông. Tác giả bước chậm lại và thả hồn theo tứ nhạc đó. Khi xuống tới sân nhà thì trong trí óc ông đã hình thành lên đoạn điệp khúc “CAO CUNG LÊN”. Lúc đó ông về phòng và chép lại đoạn điệp khúc và phiên khúc
Ca khúc “CAO CUNG LÊN” là sáng tác của hai người. Linh mục Hoài Đức soạn nhạc và lời phần một, còn lời của những phiên khúc sau là của Linh mục Nguyễn Khắc Xuyên
“Cao cung lên khúc nhạc thiên thần Chúa
Hòa trong làn gió nhè nhẹ vấn vương
Ôi linh thiêng lắng nghe thoang thoảng cung đàn
Một đêm khuya vang vẳng trong tuyết sương.
Đàn ơi cứ rung những điệu réo rắt
Hát khen con một Chúa trời, rày sinh xuống cõi đời
Hỡi người dương thế lặng nghe cung đàn
Mau tìm cho tới thờ kính vua giáng trần…..”.
Điệp khúc là lời mời gọi mọi người hòa chung niềm vui Giáng sinh “Cao cung lên khúc nhạc thiên thần chúa. Hòa trong làn gió nhè nhẹ vấn vương”. Ca từ giản dị và gần gũi lồng trong giai điệu êm đềm, người nghe dễ cầu nguyện và dễ nâng tâm hồn lên.
“…..Thôi hỡi trần gian im tiếng đi mà cung kính
Chúa Con sinh ra trong máng cỏ hang lừa
Tuy Chúa là Vua muôn nước suy phục tôn kính
Chúa bỏ ngai vàng sinh xuống trần đêm sương….”.
Là lời nhắn nhủ với “trần gian” hay “im tiếng đi mà cung kính”, Chúa con sinh ra trong máng cỏ hang lừa, Chúa bỏ ngai vàng sinh xuống trần đêm sương”. Mỗi khi bước vào Mùa Vọng, chúng ta được nhắc nhở về tâm tình sám hối và thái độ tỉnh thức để đón chờ Chúa đến. Việc đón chờ Chúa đến không phụ thuộc vào những công việc chuẩn bị ồn ào bên ngoài như làm hang đá máng cỏ thật to, thật đẹp, thật hoành tráng, trang trí đường phố bằng những ánh đèn lấp lánh đủ màu sắc hay trưng bày từ trong nhà ra ngoài phố những cây thông đắt tiền, hiện đại. Tất cả những điều đó Chúa đều không quan tâm, điều Chúa ước mong là bản thân mỗi người chúng ta đã chuẩn bị đón Chúa như thế nào và đã sống tinh thần mùa vọng ra sao, mỗi người đã hoán cải hay sám hối như thế nào. Đó chính là cánh cửa mở ra để chúng ta được ơn tha thứ, để bước vào cuộc sống mới với Chúa trong hạnh phúc và bình an.
“….Thôi hỡi ngàn mây đen xám u mờ tăm tối
Hãy mau tan đi nay Chúa đã xuống đời
Trên cõi trời cao, sao sáng chân thật đưa lối
Hãy mang tin lành cho nhân loại nơi nơi…”
Phân khúc hai này tác giả nhắn nhủ với “ngàn mây đen xám “ hãy “mau tan đi nay chúa xuống đời”, trên cõi trời cao sao sáng chân thật đưa lối, hãy mang tin lành cho nhân loại nơi nơi”.
CAO CUNG LÊN nhắc nhở mọi người hãy vui mừng cao rao danh Chúa, nhất là trong đêm con một Giêsu giáng sinh làm người, khởi đầu cho chương trình Cứu độ của Ngài đối với nhân loại chúng ta
Nguồn : Sưu tầm
|
|
|
Hoàn cảnh ra đời bản nhạc Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng) |
Đăng bởi: martinpham - 28/10/2024, 12:50 PM - Diễn đàn: Giáo dục
- Không có trả lời
|
|
Có thể bạn chưa biết hoàn cảnh ra đời bản nhạc Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng) – bài hát quen thuộc đêm Giáng Sinh
Cứ vào mỗi mùa Noel , nhất là trong đêm Giáng sinh trong hầu hết các nhà thờ Công Giáo, giai điệu bài thánh ca kinh điển Silent Night – vốn quen thuộc với người Việt Nam với cái tên Đêm Thánh Vô Cùng – đều mang lại những khoảnh khắc thiêng liêng, ấm áp, đưa con người xích lại gần nhau hơn.
Silent Night được ra đời vào mùa Giáng Sinh năm 1818 tại nhà thờ Thánh Nicholas (St. Nikola) giáo xứ ở Oberndorf bei Salzburg , Áo, Thánh Nicholas , vị thánh bảo trợ của những người lái thuyền. Bài hát Silent Night được Franz Xaver Gruber soạn nhạc, còn phần lời là của “thầy Sáu” trong nhà thờ tên là Joseph Mohr.
Vào đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm của nhà thờ bị hư, mà ngày lễ thì không thể thiếu nhạc nên cha Sở là Joseph Kessler có ý định cho ca đoàn hát cùng tiếng đàn guitar. Khi đó Joseph Mohr nhớ lại bài thơ ngắn do mình sáng tác năm xưa với cảm hứng vào một đêm mùa đông đầu thế kỷ 19, với niềm xúc cảm khi nhìn miền tuyết trắng phủ và không khí yên ắng của đất trời bài thơ mang tên là “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!” và đề nghị người chơi đàn cho nhà thờ là Franz Gruber soạn giai điệu dựa theo bài thơ. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm trong nhà thờ sẽ tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng… Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu của Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng… Một Noel thật đáng nhớ.nhưng phải đến 7 năm sau bài hát mới bắt đầu trở lên phổ biến và nổi tiếng tới ngày nay cũng bởi sự tình cờ có một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing để trình diễn. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, họ quyết định đưa bài hát mới này vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser còn đưa Silent Night đi trình diễn vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho vua Frederick William đệ IV của nước Phổ. Vì quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel. Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1859, Silent Night được linh mục John Freeman Young ở giáo phận Floria dịch sang tiếng Anh và nhanh chóng trở thành một nhạc phẩm Giáng sinh được yêu thích ở khắp mọi nơi trên thế giới. Giai điệu của bài hát như một sự nín thở chờ đón một sự kiện vĩ đại sắp xảy ra: Sự ra đời của Chúa Jesus.
Lịch sử vẫn còn ghi lại câu chuyện về đêm hưu chiến Giáng sinh huyền thoại trong Thế chιến thứ nhất tại Mặt trận phía Tây năm 1914. Bất chấp sự phản đối từ chỉ huy, các binh sĩ Đức và Anh đã tự động ngừng giao tranh. Các binh sĩ Đức vừa trang trí khu vực xung quanh chιến hào của họ trong vùng Ypres thuộc Bỉ, vừa ca vang những ca khúc Giáng sinh, trong đó quen thuộc nhất là bài Silent Night bằng tiếng Đức. Khi đó các binh sĩ Anh cũng bắt đầu ra khỏi hào sâu ở bên kia chιến tuyến và đáp lời bằng chính bài hát đó ở phiên bản tiếng Anh. Đó là giây phút diệu kỳ khi hai bên bặt tiếng sung và thay vào đó là tiếng hát ca ngợi Thiên Chúa. Suốt đêm ấy, họ cùng hét vang: “Chúc mừng Giáng sinh” với nhau. Họ thậm chí còn tặng nhau quà lưu niệm cho nhau. Đấy là đêm hoàn toàn không có máu đổ, không có ai phải ngã xuống, đúng nghĩa “Đêm yên tĩnh” như tên gọi của bài hát. Hơn cả vị trí của một bài thánh ca nổi tiếng, Silent Night đã trở thành một biểu tượng của hòa bình. Vào mỗi dịp Giáng sinh, người ta lại lắng nghe với Silent Night như một sự thanh lọc tâm hồn, tìm về với cái Thiện
Bài Silent Night đã được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể nhân loại hồi tháng 3/2011. Năm 2013, tạp chí Time, sau một thời gian khảo sát tại Văn phòng bản quyền Mỹ (U.S. Copyright Office) cũng tuyên bố Silent Night là ca khúc Giáng sinh được yêu thích nhất trên thế giới với hơn 730 lần được thu âm, tính đến năm 2013.
St: Tổng hợp
|
|
|
Trong cuộc sống, điều gì là quan trọng nhất? |
Đăng bởi: martinpham - 13/08/2024, 02:30 PM - Diễn đàn: Giáo dục
- Không có trả lời
|
|
Trong cuộc sống, điều gì là quan trọng nhất?
Là điều ưu tiên nhất, cần thiết nhất trong cuộc sống mà chúng ta muốn đạt được và muốn gìn giữ chặt nó. Điều quan trọng này phụ thuộc vào nhu cầu, hoàn cảnh cá nhân của mỗi người.
Có người cho rằng, điều quan trọng nhất là sức khỏe, vì không có sức khỏe thì không làm được gì. Người cho rằng điều quan trọng là tiền tài, địa vị bởi nó giúp thỏa mãn nhu cầu cuộc sống. Người cho rằng đó chính là hạnh phúc gia đình, có vợ đẹp, con xinh, một người chồng chung thủy. Hay người cho rằng quan trọng nhất là tâm hồn thanh thản, an lạc, hay đó đơn giản là hơi thở này,…Có muôn hình vạn trạng điều quan trọng nhất.
Người 70 tuổi nhìn người 60 tuổi, trong lòng ngưỡng mộ: “Kể mình có được sức khỏe như người này thì tốt”, sức khỏe là quan trọng nhất.
Người 60 tuổi lại nhìn người 50 tuổi ngưỡng mộ: “Trên thì có cha mẹ phụng dưỡng, dưới thì có con cái chăm sóc, cuộc sống thật hạnh phúc”, gia đình là quan trọng nhất.
Người 50 tuổi nhìn người 40 tuổi ngưỡng mộ: “Năm tháng đúng thời hưng thịnh, sự nghiệp thành tựu, tiền đồ vô hạn”, sự nghiệp là quan trọng nhất.
Người 40 tuổi lại nhìn người 30 tuổi ngưỡng mộ: “Tuổi xuân chớp mắt đã qua đi, tuy bây giờ họ chưa có gì nhưng chỉ cần phấn đấu tất sẽ thành công, muốn gì có đó”, hoài bão là quan trọng nhất.
Người 30 tuổi lại nhìn người 20 tuổi ngưỡng mộ: “Tuổi xuân phơi phới, sức sống tràn đầy, muốn yêu thì yêu, muốn nhớ thì nhớ”, tình yêu là quan trọng nhất.
Vậy điều gì là quan trọng nhất trong đời một kiếp người ở thế gian này?
Một đời chúng ta, một đời mâu thuẫn, chớp mắt quay đầu, một kiếp đã qua. Chúng ta có lúc chìm trong tuyệt vọng, chán nản, u sầu với chính ta hiện tại, nhưng chớp mắt qua đi chúng ta lại ngưỡng mộ với chính mình trong quá khứ. Có thể khi đó chúng ta mới biết hối hận vì những gì mình đã lãng phí qua, sức khỏe, gia đình, sự nghiệp, hay ái tình và hi vọng.
Tuy nhiên trong chúng ta, vẫn còn quá nhiều người đang mòn mỏi kiếm tìm cho mình hạnh phúc. Một người không biết đủ với hiện tại, thì dù có biển bạc, núi vàng, ông hoàng, bà chúa cũng chẳng thể hạnh phúc. Có câu: “Biết đủ là vui”, chỉ khi nào chúng ta biết đủ khi đó chúng ta mới biết được hạnh phúc là gì, sống một đời không hối tiếc.
nguồn: st baodoanhnghiep
|
|
|
|