01/03/2023, 03:05 PM
Trưởng phòng bị sa thải trong khi nhân viên bảo vệ được giữ lại: Chức danh không thể 'cứu' được bạn nếu thiếu đi điều này
Một học giả nổi tiếng từng nói rằng thù lao của bạn không tỷ lệ thuận với sức lao động của bạn mà tỷ lệ thuận với sức lao động không thể thay thế của bạn.
Trưởng phòng bị sa thải trong khi nhân viên bảo vệ được giữ lại?
Ở tuổi 35, Tiểu Linh (Trung Quốc), trưởng phòng truyền thông vừa bị sa thải vào tháng trước vì doanh thu của công ty bị sụt giảm. Đã làm việc tại đây 7 năm, anh từng cho rằng công ty sẽ là "ngôi nhà" thứ 2 của mình cho đến khi nghỉ hưu. Bởi môi trường, công việc hay đãi ngộ của công ty không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, không ngờ rằng, ở năm trung niên, anh là người đầu tiên có tên trong danh sách sa thải khi công ty gặp khó khăn.
Trong khi đó, nhân viên bảo vệ làm trong cùng công ty của Tiểu Linh có trình độ học vấn thấp lại được giữ lại. Anh bảo vệ này được đánh giá có khả năng giao tiếp tốt và xử lý tình huống thông minh. Vì thế ngoài làm bảo vệ, thỉnh thoảng anh còn kiêm luôn vai trò hậu cần, chăm sóc khách hàng, thậm chí là lái xe chở sếp. Lần nào được giao nhiệm vụ anh đều hoàn thành tốt công việc.
Thực tế trên cho thấy, tầm quan trọng của người lao động với công ty là sức mạnh cốt lõi của bạn đem về giá trị gì. Đây là lý do người được giữ lại và người bị sa thải không phải vì bạn là trưởng phòng hay bảo vệ.
Muốn chiến thắng cơn bão sa thải, bản thân bạn phải trở thành người không thể thay thế. Để có được điều này mỗi nhân sự phải sở hữu những kỹ năng hoặc tư duy có thể kiếm tiền cho công ty. Hoặc ngoài nhiệm vụ chính, bạn cần phải đa nhiệm trong nhiều lĩnh vực có liên quan.
Một học giả người Trung Quốc từng nói rằng thù lao của bạn không tỷ lệ thuận với sức lao động của bạn, mà tỷ lệ thuận với sức lao động không thể thay thế của bạn.
Đây là thực tế không thể phủ nhận. Bạn có thể thấy rằng trong bất kỳ thời đại nào, ở bất kỳ công ty nào năng lực cạnh tranh cốt lõi và khả năng không thể thay thế của bạn luôn là lý do đầu tiên để bạn được giữ chân lại công ty.
Năng lực cạnh tranh cốt lõi là điều giúp bạn đứng vững trong cơ bão sa thải
Trau dồi khả năng cạnh tranh cốt lõi của riêng mình là điều đầu tiên bạn cần làm để tránh cơn bão sa thải. Nếu đủ kiên trì trong lĩnh vực mình đảm nhiệm và đạt đến trình độ bậc thầy, bạn sẽ rất khó bị người khác "vượt mặt" chỉ trong thời gian ngắn.
Ngoài kỹ năng chuyên môn, việc phát triển kỹ năng liên quan là điều không thể thiếu. Nhiều người từng đạt được những thành tựu quan trọng nói rằng kỹ năng chuyên môn chỉ chiếm 20% năng lượng cạnh tranh cốt lõi. Muốn tiến xa bạn phải phát triển cả kỹ năng đa lĩnh vực.
Ví dụ, nếu là một biên tập viên, ngoài công việc viết lách, bạn nên có các kỹ năng như thiết kế đồ hoạ, lên kịch bản một chương trình truyền hình... Tóm lại, mỗi nhân viên cần phát triển các kỹ năng ở nhiều khía cạnh. Song những kỹ năng này cần đan xen và hỗ trợ lẫn nhau.
Trong quá trình làm việc, nhiều vấn đề có thể bị phát sinh cần phải quyết. Khi đó, nếu là người giỏi giải quyết vấn đề phức tạp, bạn sẽ trở thành những cá nhân không bị thay thế trong công ty.
Thực tế nhận ra, thất nghiệp không đáng sợ. Điều đáng sợ nhất là bạn từ bỏ việc học và phát triển bản thân. Nếu muốn đi trước những đồng nghiệp, bạn phải bứt phá khỏi vùng an toàn của mình để sử dụng lợi thế của bản thân nhằm đi đầu trong đổi mới.
Mỗi cá nhân cũng giống như một công ty. Thay vì theo đuổi sự ổn định ngắn hạn, cách tốt nhất bạn cần làm là theo đuổi sự thịnh vượng lâu dài. Điều này đòi hỏi bạn phải có chiến lược phát triển cá nhân một cách cụ thể.
Như khi tìm việc, bạn phân vân giữa một công việc cho mức lương hàng tháng là 8 triệu đồng và một công việc đầy thách thức với thu nhập chỉ đạt 5 triệu đồng. Nếu không suy nghĩ một cách nghiêm túc, lựa chọn thứ hai có thể khiến bạn cảm thấy tiếc nuối.
Song mọi sự lựa chọn đều phụ thuộc vào hướng phát triển của bạn trong tương lai. Ở những năm tháng đầu sự nghiệp, quan trọng hơn cả mức lương đó là những kiến thức hay kỹ năng bạn học được. Bạn cần đặt ra câu hỏi liệu công việc này có thể giúp bản thân tìm được công việc tiếp theo tốt hơn hay không.
Đừng nhìn vào sự ổn định của công việc ở hiện tại, bạn cần suy xét đến việc có thể trau dồi được gì cho khả năng cạnh tranh ở tương lai.
Khi đã có năng lực cạnh tranh cốt lõi, dù ở độ tuổi nào, làm bất kỳ ngành nghề gì kể cả khi phải chuyển công ty, bạn cũng không bao giờ bị thất nghiệp. Bởi những gì bạn có không phải là chức danh mà là năng lực cạnh tranh giúp bản thân khó có thể bị thay thế.
Vậy nên dẫu đang ở có trình độ năng lực như thế nào, tuổi tác ra sao, hãy luôn nhắc nhở bản thân đừng từ bỏ việc học và nâng cấp bản thân. Một khi từ bỏ việc trau dồi năng lực cạnh tranh, thời đại này sẽ tàn nhẫn loại bỏ bạn.
Theo Toutiao
Một học giả nổi tiếng từng nói rằng thù lao của bạn không tỷ lệ thuận với sức lao động của bạn mà tỷ lệ thuận với sức lao động không thể thay thế của bạn.
Trưởng phòng bị sa thải trong khi nhân viên bảo vệ được giữ lại?
Ở tuổi 35, Tiểu Linh (Trung Quốc), trưởng phòng truyền thông vừa bị sa thải vào tháng trước vì doanh thu của công ty bị sụt giảm. Đã làm việc tại đây 7 năm, anh từng cho rằng công ty sẽ là "ngôi nhà" thứ 2 của mình cho đến khi nghỉ hưu. Bởi môi trường, công việc hay đãi ngộ của công ty không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, không ngờ rằng, ở năm trung niên, anh là người đầu tiên có tên trong danh sách sa thải khi công ty gặp khó khăn.
Trong khi đó, nhân viên bảo vệ làm trong cùng công ty của Tiểu Linh có trình độ học vấn thấp lại được giữ lại. Anh bảo vệ này được đánh giá có khả năng giao tiếp tốt và xử lý tình huống thông minh. Vì thế ngoài làm bảo vệ, thỉnh thoảng anh còn kiêm luôn vai trò hậu cần, chăm sóc khách hàng, thậm chí là lái xe chở sếp. Lần nào được giao nhiệm vụ anh đều hoàn thành tốt công việc.
Thực tế trên cho thấy, tầm quan trọng của người lao động với công ty là sức mạnh cốt lõi của bạn đem về giá trị gì. Đây là lý do người được giữ lại và người bị sa thải không phải vì bạn là trưởng phòng hay bảo vệ.
Muốn chiến thắng cơn bão sa thải, bản thân bạn phải trở thành người không thể thay thế. Để có được điều này mỗi nhân sự phải sở hữu những kỹ năng hoặc tư duy có thể kiếm tiền cho công ty. Hoặc ngoài nhiệm vụ chính, bạn cần phải đa nhiệm trong nhiều lĩnh vực có liên quan.
Một học giả người Trung Quốc từng nói rằng thù lao của bạn không tỷ lệ thuận với sức lao động của bạn, mà tỷ lệ thuận với sức lao động không thể thay thế của bạn.
Đây là thực tế không thể phủ nhận. Bạn có thể thấy rằng trong bất kỳ thời đại nào, ở bất kỳ công ty nào năng lực cạnh tranh cốt lõi và khả năng không thể thay thế của bạn luôn là lý do đầu tiên để bạn được giữ chân lại công ty.
Năng lực cạnh tranh cốt lõi là điều giúp bạn đứng vững trong cơ bão sa thải
Trau dồi khả năng cạnh tranh cốt lõi của riêng mình là điều đầu tiên bạn cần làm để tránh cơn bão sa thải. Nếu đủ kiên trì trong lĩnh vực mình đảm nhiệm và đạt đến trình độ bậc thầy, bạn sẽ rất khó bị người khác "vượt mặt" chỉ trong thời gian ngắn.
Ngoài kỹ năng chuyên môn, việc phát triển kỹ năng liên quan là điều không thể thiếu. Nhiều người từng đạt được những thành tựu quan trọng nói rằng kỹ năng chuyên môn chỉ chiếm 20% năng lượng cạnh tranh cốt lõi. Muốn tiến xa bạn phải phát triển cả kỹ năng đa lĩnh vực.
Ví dụ, nếu là một biên tập viên, ngoài công việc viết lách, bạn nên có các kỹ năng như thiết kế đồ hoạ, lên kịch bản một chương trình truyền hình... Tóm lại, mỗi nhân viên cần phát triển các kỹ năng ở nhiều khía cạnh. Song những kỹ năng này cần đan xen và hỗ trợ lẫn nhau.
Trong quá trình làm việc, nhiều vấn đề có thể bị phát sinh cần phải quyết. Khi đó, nếu là người giỏi giải quyết vấn đề phức tạp, bạn sẽ trở thành những cá nhân không bị thay thế trong công ty.
Thực tế nhận ra, thất nghiệp không đáng sợ. Điều đáng sợ nhất là bạn từ bỏ việc học và phát triển bản thân. Nếu muốn đi trước những đồng nghiệp, bạn phải bứt phá khỏi vùng an toàn của mình để sử dụng lợi thế của bản thân nhằm đi đầu trong đổi mới.
Mỗi cá nhân cũng giống như một công ty. Thay vì theo đuổi sự ổn định ngắn hạn, cách tốt nhất bạn cần làm là theo đuổi sự thịnh vượng lâu dài. Điều này đòi hỏi bạn phải có chiến lược phát triển cá nhân một cách cụ thể.
Như khi tìm việc, bạn phân vân giữa một công việc cho mức lương hàng tháng là 8 triệu đồng và một công việc đầy thách thức với thu nhập chỉ đạt 5 triệu đồng. Nếu không suy nghĩ một cách nghiêm túc, lựa chọn thứ hai có thể khiến bạn cảm thấy tiếc nuối.
Song mọi sự lựa chọn đều phụ thuộc vào hướng phát triển của bạn trong tương lai. Ở những năm tháng đầu sự nghiệp, quan trọng hơn cả mức lương đó là những kiến thức hay kỹ năng bạn học được. Bạn cần đặt ra câu hỏi liệu công việc này có thể giúp bản thân tìm được công việc tiếp theo tốt hơn hay không.
Đừng nhìn vào sự ổn định của công việc ở hiện tại, bạn cần suy xét đến việc có thể trau dồi được gì cho khả năng cạnh tranh ở tương lai.
Khi đã có năng lực cạnh tranh cốt lõi, dù ở độ tuổi nào, làm bất kỳ ngành nghề gì kể cả khi phải chuyển công ty, bạn cũng không bao giờ bị thất nghiệp. Bởi những gì bạn có không phải là chức danh mà là năng lực cạnh tranh giúp bản thân khó có thể bị thay thế.
Vậy nên dẫu đang ở có trình độ năng lực như thế nào, tuổi tác ra sao, hãy luôn nhắc nhở bản thân đừng từ bỏ việc học và nâng cấp bản thân. Một khi từ bỏ việc trau dồi năng lực cạnh tranh, thời đại này sẽ tàn nhẫn loại bỏ bạn.
Theo Toutiao