Đánh giá chủ đề:
  • 0 Vote(s) - Trung bình 0
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Thiệt thòi của trẻ 'nửa tuần ở với bố, nửa ở tuần với mẹ'
#1
Thiệt thòi của trẻ 'nửa tuần ở với bố, nửa tuần ở với mẹ'
Khi cha mẹ mỗi người ở một nhà sau ly hôn, việc phân chia trẻ ở "nửa tuần ở với bố, nửa tuần ở với mẹ" có thể đem lại cho trẻ những cảm xúc phức tạp.
Các yếu tố như độ tuổi của trẻ, mối quan hệ giữa cha mẹ, khoảng cách giữa hai nhà và mức độ xung đột hoặc hợp tác chung giữa cha mẹ đều sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của trẻ.
Theo tiến sĩ tâm lý Ann Gold Buscho, chuyên gia trong lĩnh vực ly hôn ở California, Mỹ trẻ có thể gặp phải các vấn đề sau khi buộc phải thuận theo việc cha mẹ mỗi người sống một nơi.
Buộc phải điều chỉnh cảm xúc và thích ứng với các quy tắc khác nhau
Trẻ em có nhiều phản ứng khác nhau trước việc cha mẹ ly hôn. Ban đầu, chúng bối rối, buồn bã hoặc thậm chí tức giận về việc cha mẹ ly hôn và sắp xếp cuộc sống mới. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với ý tưởng sống ở hai ngôi nhà khác nhau. Chúng có thể tách biệt nếu cảm nhận thấy xung đột triền miên giữa cha mẹ, buộc chúng phải sống ở hai thế giới riêng biệt với những quy tắc và kỳ vọng khác nhau, ví dụ ăn bữa tối lúc 17h tại nhà bố nhưng lúc 20h tại nhà mẹ!
Trên thực tế, mỗi hộ gia đình đều có những quy tắc, thói quen và kỳ vọng riêng. Trẻ em có thể cần phải thích nghi với các phong cách nuôi dạy con, lịch trình và môi trường sống khác nhau ở hai ngôi nhà, điều này có thể gây nhầm lẫn hoặc căng thẳng cho chúng. Những công việc trẻ phải làm ở nhà mẹ có thể không nhất quán ở nhà bố. Trẻ em có thể cảm thấy mất thăng bằng và bối rối sâu sắc và hiếm khi có thể diễn đạt được điều này.
[Image: e6f9b4b1-7238-4da5-99dd-831941d3c831.jpg]

Khó tìm thấy cảm giác thân thuộc
Trẻ em có thể cảm thấy như mình không có một ngôi nhà cố định hoặc chúng không hoàn toàn thuộc về nơi nào. Việc duy trì tình bạn với hàng xóm trở nên khó khăn hơn, gây ảnh hưởng đến cảm giác an toàn và ổn định của con.
Khó khăn trong giao tiếp
Việc phối hợp lịch trình, hoạt động và thông tin quan trọng giữa cha mẹ và trẻ có thể gặp khó khăn, đặc biệt nếu xung đột đang diễn ra hoặc giao tiếp kém giữa cha mẹ. Ví dụ, cha mẹ có thể xung đột lịch trình dẫn đến việc không đón trẻ ở trường, khiến trẻ cảm thấy mình bị bỏ rơi.
Xung đột về lòng trung thành
Trẻ khi ở với bố sẽ nhớ mẹ và ngược lại, ở với mẹ sẽ nhớ bố. Trẻ có thể lo lắng về việc duy trì mối quan hệ với cả cha lẫn mẹ cũng như với anh chị em ruột hay các thành viên trong đại gia đình và bạn bè. Khi những người lớn đứng về phía nào đó trong cuộc ly hôn, bọn trẻ có thể phải vật lộn với những xung đột về lòng trung thành.
Một số trường hợp, trẻ có thể cảm thấy bị giằng xé giữa cha mẹ hoặc có thể lo lắng về việc làm cha mẹ khó chịu khi thể hiện tình cảm hoặc lòng trung thành với người kia.
Trong cuốn sách "How to tell the kids" của tác giả Vikki Stark, phỏng vấn hơn 100 đứa trẻ và người lớn có cha mẹ ly hôn, cho thấy ly hôn không phải nguyên nhân chính khiến trẻ bị tổn thương nhiều nhất mà là xung đột giữa cha và mẹ trong thời gian dài.
Theo tiến sĩ Ann, cha mẹ cần ưu tiên sức khỏe của con cái trong và sau khi ly hôn bằng cách thúc đẩy giao tiếp cởi mở, giảm thiểu xung đột và tạo môi trường hỗ trợ và nhất quán cả ở nhà riêng của mình lẫn nhà của bạn đời cũ.
Việc cha mẹ vượt qua cái tôi, chia sẻ thông tin về con cái và hợp tác trong việc cùng nuôi dạy con cái sẽ mang lại cho con cái họ món quà về sự ổn định, an toàn và an ninh.
                                                       Theo Psychology Today
Trả lời


Đi tới chuyên mục:


Thành viên đang xem chủ đề: 3 Khách