Xin chào, Khách |
Bạn cần phải Đăng ký trước khi đăng bài viết trên diễn đàn.
|
Thông kê diễn đàn |
» Thành viên: 59,358
» Thành viên mưới nhất: RasulDus
» Chủ đề: 360
» Bài viết: 375
Thống kê đầy đủ
|
Thành viên Online |
Hiên tại có 221 thành viên online. » 0 Thành viên | 220 Khách Google
|
Chủ đề mới nhất |
Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thá...
Diễn đàn: Ngày Quan Trọng
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
30/12/2024, 09:44 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 716
|
Quà tặng Giáng Sinh 3
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
21/12/2024, 08:27 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 3,389
|
Cảnh giác giật đồ khi đến...
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
10/12/2024, 03:18 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 1,110
|
Nha khoa Hoàng Kim ưu đãi...
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
23/11/2024, 02:19 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 1,449
|
Có thể bạn chưa biết về ý...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
14/11/2024, 02:20 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 10,442
|
Hoàn cảnh ra đời bản nhạc...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
28/10/2024, 12:50 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 16,247
|
NỖI LÒNG CỦA BẠN lại là N...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
19/09/2024, 11:25 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 22,372
|
TỂU SỬ- CHA ĐAMINH NGUYỄN...
Diễn đàn: Tin tức 247
Bài viết mới nhất: martinpham
24/08/2024, 07:51 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 14,293
|
BỔ NHIỆM GIÁM MỤC PHỤ TÁ ...
Diễn đàn: Tin tức 247
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
24/08/2024, 06:15 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 9,292
|
Trong cuộc sống, điều gì ...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
13/08/2024, 02:30 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 26,081
|
|
|
ĐI ĐI VÀ ĐỪNG SỢ! |
Đăng bởi: NguyenDucManh - 20/05/2022, 09:12 AM - Diễn đàn: Giáo dục
- Không có trả lời
|
|
ĐI ĐI VÀ ĐỪNG SỢ!
Nhà chiêm tinh học Linda Goodmans người Mỹ, viết về trẻ em cung Bạch Dương rất dễ thương: “Bé sẽ lại đứng dậy, phủi bụi rồi lao vào chiến đấu tiếp. Sẽ có vài vết sẹo trên người bé khi trận chiến kết thúc, nhưng đừng ngăn cản dẫu bé bị đánh ngã bao nhiêu lần đi nữa. Hãy đợi bé kêu cứu, cơ mà bạn sẽ phải chờ lâu đấy.”
Trẻ em là thiên thần, nhiều đứa còn là những nhà thám hiểm bẩm sinh. Chúng không bị vướng vào thành kiến, nỗi sợ thất bại mà chỉ có sự khao khát học hỏi và niềm hứng khởi tìm hiểu thế giới. Các nhà thám hiểm nhí chẳng hề e ngại sự thay đổi, vùng đất mới hay môi trường mới. Qua đôi mắt trẻ thơ, “vẻ đẹp tuyệt diệu nhất thế giới này là chính bản thân thế giới.” (Wallace Stevens)
Khi con trẻ lớn lên, gia đình và xã hội tác động đến chúng. Tình yêu cuộc sống và tâm trí rộng mở của chúng dần bị thay bằng áp lực học hành, thi cử, kỳ vọng của mẹ cha,… Ít có phụ huynh nào khuyến khích con mình tiếp tục mơ mộng, ham thích phiêu lưu và sống thật thà. Họ sợ con mình dễ bị đời vùi dập, bị người khác lừa đảo hoặc chèn ép.
Cha mẹ hay nói: “Con phải nghe lời người lớn!”, “Cha mẹ biết điều gì là tốt nhất cho con”, “Trứng mà đòi khôn hơn vịt à?” .Hiếm người động viên: “Đi đi con! Đừng sợ!”
*
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng hết sức bao bọc, che chở con cái khỏi cuộc đời đầy nguy hiểm rình rập. Một số người thì nuông chiều con quá mức, xem con là cục vàng, khiến đứa trẻ sinh kiêu ngạo, ngỡ “mình là số 2 thì không ai dám số 1” . Họ lúc nào cũng lo con mình bị tổn thương, thành ra vô tình nhốt “tục tưng” trong chiếc lồng an toàn, không thả cho nó bay ra trải nghiệm cuộc sống.
Ra đường chơi hoặc tự đến trường, sợ con bị xe tông, bắt cóc.
Tắm sông, tắm biển hay cắm trại càng không! Lỡ chết đuối hay gặp tai nạn thì sao?
Gặp gỡ bạn bè thì sợ chúng tụ tập, bị bạn xấu dụ dỗ.
Yêu sớm chỉ tổ phí thời gian học hành.
Chọn ngành nghề đó ư? Quá bất ổn! Hãy nghe cha mẹ, làm nghề nào ổn định, khỏi lo thất nghiệp ấy,…
Tóm lại, con cứ yên vị trong vòng tay cha mẹ là tốt nhất.
Nhiều phụ huynh ước con mình luôn may mắn, nhận được lòng tốt từ mọi người, không bao giờ gặp bất hạnh. Thật là những điều ước cảm động, tiếc rằng thiếu thực tế. Bởi đã sống trên đời, sẽ có lúc đối diện khó khăn, gian khổ, buồn đau, đôi lần còn sa ngã và lạc lối. Cha mẹ không thể che chở con mãi, vì con được sinh ra từ cha mẹ nhưng lại là một người độc lập. Con có quyền được sống cuộc đời của riêng mình. Cha mẹ chỉ có thể dắt tay khi con còn nhỏ dại. Quãng đường đời rộng lớn còn lại, con cần tự bước đi, tự mình sống và trải nghiệm thế gian.
Giống như câu chuyện của Osho về một người cha nọ có đứa con trai rất hiếu động và thích trèo cây. Dù lo con gặp tai nạn khi leo trèo, người cha biết cấm cản chẳng ích gì. Ông nhờ người hàng xóm là dân “pro” truyền nghề cho con mình. Người này dạy cậu bé buộc dây bảo hiểm vào người để không bị ngã xuống đất; chọn cành cây chắc mà đặt chân; cách trèo cây thẳng đứng, cây cổ thụ; không trèo cây trong mưa giông hoặc thời tiết lạnh,... Sau đó, cậu bé thỏa sức “sống với đam mê” mà vẫn giữ mình an toàn, không làm cha lo lắng.
**
Chuyện kể rằng, một lữ khách lên đường tìm kiếm điều mình mơ ước. Thầy của anh dặn: “Con tuyệt đối không được lầm đường lạc lối. Nếu lạc rồi sẽ không có lần thứ hai, khi đó con sẽ không thể tìm được điều mà con mong ước”. Không may người lữ khách đã lạc đường, trở nên kiệt sức, tuyệt vọng và mất phương hướng. Nhưng khi ngẩng lên nhìn, trải dài trước mắt anh là một thế giới tuyệt đẹp, còn hơn cả thứ anh từng khao khát.
Lạc lối, phạm sai lầm chưa chắc đã là chuyện tồi tệ. Có những điều thú vị chỉ có thể tìm ra nếu dám rời con đường mòn. Cha mẹ cứ cho con từ nhỏ đã nếm trải cảm giác mất mát: Mất dụng cụ học tập khoan hãy mua lại ngay; đi muộn một giờ học, lỡ chuyến xe, thi trượt chưa phải là chuyện trời sập! Con có thể đứt tay, bị phỏng khi tự nấu ăn. Mua “hớ” khi đi chợ. Cảm giác sợ hãi ban đầu khi học bơi. Bị té nhiều lần trước khi được tự đạp xe đến trường,… Đau nhưng nhờ vậy mà khôn ra.
“Ta đừng cầu xin được che chở khỏi nguy hiểm, hãy cầu xin có can đảm để đối đầu” (Rabindranath Tagore). Có lẽ đây cũng là điều mà nhiều bậc cha mẹ cần ước cho con mình, không phải ước chúng một đời bình an dễ dàng, mà ước chúng luôn có đủ lòng can đảm và nhân hậu để sống trọn vẹn.
Nguồn: Bs Lan Hải (Báo Công Giáo và Dân Tộc)
|
|
|
Ai là người có thể làm tổn thương con bạn nhiều nhất? |
Đăng bởi: NguyenDucManh - 17/05/2022, 07:38 PM - Diễn đàn: Giáo dục
- Không có trả lời
|
|
Ai là người có thể làm tổn thương con bạn nhiều nhất?
Ai là người có thể gây cho con bạn những vết thương tàn nhẫn nhất?
Ai có thể hủy hoại cả cuộc đời con?
Ai có thể giết con bạn ngay cả khi nó còn sống?
Đó chính là bố mẹ. Và chính trong nhà mình!
Tôi biết, khó có ai thương con bằng bố mẹ. Từ trong bụng mẹ nếu con thiếu vi chất gì, mẹ sẽ rút ngay từ cơ thể mẹ truyền đủ qua dây rốn cho con. Nếu nhà nghèo, mẹ nhịn ăn để nuôi con.
Tôi nhớ ngày nhỏ, bố tôi nấu riêng hai nồi cơm bé tí để tôi được ăn cơm trắng. Bố không tiêu pha gì để dành tiền cho tôi học hành. Nếu tôi cần ghép gan, chắc chắn bố sẽ cho tôi gan của bố, tôi cần ghép thận, bố sẽ cho tôi trái thận.
Nhưng bố cũng đánh mắng tôi mỗi ngày, đánh và ko cho phép tôi khóc hay tức giận.
Tôi thường cúi ăn những chén cơm chan nước mắt, vừa khóc thầm vừa nuốt.
Và tôi cũng sợ nhất là bố thở dài, sợ nhất ánh mắt thất vọng của bố!
Những ánh mắt và tiếng thở dài không vi phạm luật, không thể chụp hình, không thể đi chứng nhận thương tật. Y học và công an không có thể ghi lại được, và không có cơ quan nào đứng ra bênh vực.
Giờ đây tôi ko oán trách bố, tôi hiểu vì lịch sử chiến tranh, đói khổ và loạn lạc nên bố đã yêu tôi một cách khắc nghiệt và khó khăn như vậy.
Chỉ tiếc là, với tuổi thơ như vậy, tôi lại vô thức tin rằng trên đời này những người gây đau đớn cho mình, là người có trách nhiệm và tử tế với mình. Lớn lên, tôi dễ sa vào những mối quan hệ độc hại trong tình cảm và trong sự nghiệp.
Một báo cáo của UNICEF, phỏng vấn hơn 1.800 trẻ tuổi từ 12 tới 17 ở VN, cho thấy, gần phân nửa số trẻ bị ba mẹ ngược đãi trong khoảng một năm qua; 83% trẻ đã từng bị ngược đãi trong đời.
TS Menis nói: "Tôi đi mấy chục nước trên thế giới, chưa nước nào tôi thấy nỗi đau đớn về ba mẹ nhiều như ở Việt Nam. Nếu ở Anh, những ba mẹ này đã có thể bị bắt đi tù và cách ly khỏi con rồi!"
18 năm làm việc ở 1 tờ báo tuổi teen, tôi thấy, nỗi lo lắng lớn nhất, những tổn thương lớn nhất đối với tuổi teen, không phải học hành, không phải lạm dụng tình dục, trộm cướp, không phải an toàn thực phẩm đâu.
Mà là ba mẹ mình có hài lòng về mình không!
Nhiều bạn kể lúc nào em cũng stress. Có bạn nói em thực sự không thở được vì gánh nặng ấy
Có những bé bảng điểm toàn 9, 10, múa hay, hát giỏi, nhưng bên trong là một tâm hồn tan nát.
Có người đã có chồng con, nhưng vẫn hay mơ thấy bị bố đánh. Nhiều đêm sợ quá choàng tỉnh dậy, nằm khóc 1 mình tới sáng...
Có những ba mẹ lo lắng và kìm kẹp con đến chết ngạt. Nhiều ba mẹ nghiêm khắc đến cay nghiệt! Nhiều mẹ xem đài báo và tivi, rồi sợ tệ nạn, ma túy nghiện ngập, giao thông, thực phẩm, rồi bao bọc con, úm con chặt cứng...
Nghĩ xem, cả Sài Gòn năm rồi có bao nhiêu bé bị bắt cóc? Nhưng SG có bao nhiêu bé đã khóc một mình trong bóng tối, trầm cảm, xin tự chọn cái chết vì tuyệt vọng với ba mẹ mình? Con số nào lớn hơn?
Từ chối, chống lại 1 người lạ ko khó, nhưng làm sao mà chống lại người yêu thương mình? Khi ta đã cho phép người ta yêu thương tiến vào tầng sâu nhất của trái tim, nên tổn thương cũng ở tầng sâu nhất.
Ba mẹ hi sinh cho con, rồi lại bắt con hi sinh cho mình. Hi sinh chéo và trật nhịp, hi sinh như đèn kéo quân, mải miết đuổi vòng quanh mà ko gặp nhau. Hi sinh, đôi khi nó chỉ là mĩ từ cho việc làm khổ chính mình và người khác.
Ba mẹ ơi, con biết ba mẹ là người đưa con tới cuộc đời này, cho con bú, ủ ấm cho con, toàn bộ sự sống của con phụ thuộc vào ba mẹ. Yêu ba mẹ là bản năng sinh tồn của mọi loài vật trên thế giới. Nên đứa con nào phải sợ hãi ba mẹ, thì chắc chắn đau đớn lắm.
Có mẹ nói “Tôi chẳng bao giờ đánh con!”, nhưng mà ánh mắt thất vọng của mẹ còn đau hơn tất cả mọi đòn roi, làm cả đời con cảm thấy mình như đồ phế thải, rằng mình sinh ra trên đời này chỉ mang lại khổ sở cho mẹ. Cảm giác đó mới làm con thương tật đến suốt đời.
Tôi cũng từng trút lên đầu con tôi bao nhiêu áp lực. Làm mẹ đơn thân, chỉ có duy nhất Xu Sim là nguồn sống, duy nhất thuộc về tôi. Tôi nghĩ mình sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc con mình lớn lên như thế nào, học hành làm sao, thành đạt, hạnh phúc hay không... Tôi không còn phải chăm sóc chồng, cũng chẳng thiết tha công danh, thế nên tôi dành 100% trái tim, 100% trí não, 100% thời gian của mình cho con. Tôi tưởng mình đang làm tốt...
Nhưng chưa hẳn ạ. Con tôi cũng áp lực với gánh nặng đó của mẹ.
Năm ngoái, trong 1 lần tôi mắng Xu và tôi gằn giọng quát: “Không được khóc!”. Tôi đã thốt ra 3 chữ khủng khiếp mà tôi cả đời căm ghét. Tôi đã lặp lại y chang bố tôi, mặc dù tôi đã từng lòng thề với lòng rằng sẽ không bao giờ đối xử với con mình như cách mình đã từng bị đối xử.
Khi nào tôi chữa lành được cho chính mình thì khi đó con cái tôi sẽ ổn. Nếu tôi muốn con gái mình lớn lên bình an, thì chính tôi phải bình an.
Ba mẹ ơi, làm ba mẹ khó lắm, mỗi đứa con mỗi khác, mỗi thời mỗi khác. Kỷ luật thế nào là yêu thương, và tự do thế nào để an toàn, câu trả lời chỉ có khi ba mẹ chịu lắng nghe con và lắng nghe chính mình. trong tĩnh lặng và bình an.
Đừng để con mình phải cả đời làm việc như trâu, cố gắng và phấn đấu tới kiệt sức, dù thành đạt cũng không có chút vui sống, chỉ để “trả nợ” cho lòng kỳ vọng của ba mẹ, chỉ để chứng minh rằng mình xứng đáng được thương. Đừng để con mình phải khổ sở mò mẫm cô độc một mình, rồi tàn lụi trên hành trình đó, mà vẫn chưa tới đích!
Nguồn: Fb Trần Thu Hà
|
|
|
Nhiều trẻ mắc viêm gan bí ẩn từng tiếp xúc với chó |
Đăng bởi: martinpham - 09/05/2022, 12:09 PM - Diễn đàn: Tin tức 247
- Không có trả lời
|
|
Nhiều trẻ mắc viêm gan bí ẩn từng tiếp xúc với chó
ANHKhoảng 70% trẻ mắc viêm gan bí ẩn sống trong gia đình nuôi chó hoặc có tiếp xúc với chó, khiến các nhà khoa học đặt ra mối liên hệ giữa căn bệnh và loại thú cưng này.
Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), hôm 7/4, cho biết trong số 92 ca viêm gan, có 64 trường hợp từng tiếp xúc với chó. UKHSA cũng ghi nhận thêm 18 trường hợp viêm gan mới, nâng tổng số bệnh nhân ở Anh lên 163 người.
Trong bảng khảo sát, 64 gia đình xác nhận "có nuôi chó hoặc từng tiếp xúc với chó". UKHSA cho rằng đây là phát hiện quan trọng trong công tác điều tra nguồn gốc bệnh viêm gan, song cũng nói thêm việc nuôi chó khá phổ biến ở Anh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã ghi nhận gần 300 ca viêm gan ở trẻ em tại 20 quốc gia trên toàn thế giới. Các chuyên gia phỏng đoán adenovirus 41 - loại virus cảm lạnh, là một trong những nguyên nhân gây viêm gan hậu đại dịch. Trước đó, giới chức y tế các nước hiếm khi ghi nhận ca viêm gan sau nhiễm adenovirus ở trẻ em.
Adenovirus 40 và 41 được gọi là adenovirus đường ruột, vì chúng có thể gây bệnh viêm dạ dày đường ruột. Chúng được coi là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tiêu chảy trong các nghiên cứu về trẻ em nhập viện tại các nước phát triển, sau rotavirus.
Adenovirus 41 chủ yếu lây qua đường phân, miệng, được công nhận là nguyên nhân gây viêm gan ở trẻ em bị suy giảm miễn dịch. Nó cũng có thể là một trong những yếu tố (không chính thức) thúc đẩy bệnh viêm gan ở trẻ em khỏe mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu về mối liên quan giữa virus và chứng viêm gan nói chung.
64 trong số 92 ca viêm gan bí ẩn tại Anh từng tiếp xúc với chó. Ảnh: Adobe Stock
Mỗi chủng adenovirus để lại biểu hiện khác nhau ở người bệnh. Virus có thể gây viêm phế quản, triệu chứng sổ mũi, ho, ớn lạnh. Chúng cũng gây ra tình trạng cảm lạnh, ngạt mũi, đau họng và sưng hạch.
Một số trẻ em bị nhiễm trùng tai, khiến tai đau buốt, khó chịu và sốt. Các bệnh nhi khác bị viêm kết mạc, khiến mắt đỏ, chảy dịch, chảy nước mắt, cảm giác có dị vật trong mắt.
Số ca viêm gan ở trẻ em tiếp tục tăng trong những ngày gần đây và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hầu hết ca nhiễm được ghi nhận ở Anh, Mỹ, Israel, Tây Ban Nha, Italy, Đan Mạch. Tại khu vực châu Á, Indonesia đã xác nhận một ca tử vong vì viêm gan.
nguồn : Vnexpress (Theo Yahoo News, National World)
|
|
|
5 điều cần dạy con khi đến thăm nhà người khác |
Đăng bởi: martinpham - 26/04/2022, 02:28 PM - Diễn đàn: Giáo dục
- Không có trả lời
|
|
5 điều cần dạy con khi đến thăm nhà người khác
Để con không gặp khó khăn khi tương tác với mọi người và cư xử đúng mực, bạn nên dạy cho con các quy tắc cơ bản.
Chào hỏi khi gặp người lớn tuổi
Chào hỏi là một trong những kỹ năng giao tiếp xã hội mà trẻ em cần được dạy từ sớm. Điều này thể hiện sự lễ phép, giúp trẻ có được thiện cảm, sự quý mến của mọi người, là phép giao tiếp cơ bản mà ai cũng cần học. Kể cả con bạn còn nhỏ, uốn nắn con biết chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi ra về luôn cần thiết.
Người lớn là tấm gương cho trẻ nhỏ, vì thế, bạn nên chủ động trở thành hình mẫu cho trẻ noi theo. Khi đến nhà một người khác, đừng nên vội xộc vào nhà họ. Cần chủ động chào hỏi chủ nhà và các thành viên trong gia đình, xưng hô lịch sự và lễ phép. Trẻ thấy cha mẹ như vậy cũng chủ động bắt chước theo.
Không vào phòng riêng, trèo lên giường của gia chủ
Phòng ngủ, giường ngủ là nơi riêng tư của mỗi gia đình. Đó cũng là nơi gia chủ để đồ quan trọng như tiền bạc, nữ trang... Nhiều người lớn có suy nghĩ "không ai chấp trẻ nhỏ" nên để trẻ tùy tiện xộc vào phòng người khác, thậm chí trèo lên giường khi chưa được cho phép... Do đó, trước khi trẻ đến nhà người khác, nên dạy bé quy tắc cơ bản này.
Bạn cũng cần nhắc trẻ đừng lục ngăn kéo, tủ... của gia chủ khi chưa được sự cho phép. Nếu bé muốn chơi với đồ chơi của chủ nhân hoặc đọc sách, bạn có thể nhắc con hỏi chủ sở hữu trước. Chỉ khi được cho phép, bé mới sử dụng đồ đó.
Nói cảm ơn, xin lỗi, đón nhận đồ bằng hai tay
Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Các quy tắc giao tiếp này vốn là rất cơ bản và hữu ích. Khi trẻ biết nói lời cảm ơn, trẻ cho thấy sự tôn trọng gia chủ. Nó còn cho thấy khả năng quan tâm, biết ơn người khác. Kết quả của một nghiên cứu do đại học Harvard chỉ ra, người có lòng biết ơn là những người nhân ái, rộng lượng và nhận được nhiều sự giúp đỡ trong cuộc sống.
Dạy trẻ quy tắc trên bàn ăn
Quy tắc trên bàn ăn bao gồm mời cơm, cầm đũa bát, không xới đồ ăn lung tung hay gõ đũa vào chén... đều rất thiết thực, cần thiết trong văn hóa Á Đông. Do đó, việc rèn giũa trẻ nắm được các quy tắc này là quan trọng. Khi sang thăm nhà người khác, trẻ không quấy rối, làm ảnh hưởng đến bữa ăn tập thể và khiến mọi người bực mình.
Dạy trẻ không nói lời nhận xét thiếu tế nhị
"Nhà này bẩn", "Nhà này xấu", "Món này bác nấu chẳng ngon"... là những suy nghĩ của trẻ khi đến chơi nhà ai đó không được đẹp mắt, ưng ý như chúng nghĩ. Tuy nhiên, nên khuyên con không thốt ra những lời như vậy trước mặt gia chủ, khiến họ cảm thấy ngại ngần. Bạn nên lựa lời dạy trẻ tôn trọng cuộc sống cá nhân của người khác bằng cách không đưa ra những đánh giá quá hồn nhiên.
nguồn: vnexpress
|
|
|
Điều mất mùa, nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ |
Đăng bởi: martinpham - 16/04/2022, 12:08 PM - Diễn đàn: Tin tức 247
- Không có trả lời
|
|
Điều mất mùa, nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ
Vụ thu hoạch năm nay, nông dân trồng điều lại thất thu vì vừa mất mùa, vừa mất giá do chế biến, xuất khẩu điều gặp khó khăn. Vài năm trở lại đây, thời tiết thất thường khiến cây trồng này liên tiếp mất mùa, cho hiệu quả kinh tế rất thấp.
Theo đó, diện tích điều trên địa bàn Đồng Nai hiện đã giảm hàng chục ngàn hecta so với thời thịnh của cây trồng này vào hơn chục năm trước.
Liên tiếp thất thu
Niên vụ 2021-2022, do tình trạng mưa trái mùa thất thường, nhiều đợt mưa lớn là nguyên nhân khiến cây điều lại rơi vào cảnh mất mùa nặng. Nhiều vùng trồng, đợt ra hoa đầu hầu như cây điều không đậu trái, người trồng chỉ kỳ vọng vào đợt hoa lần thứ 2 nhưng thu hoạch không đáng kể. Theo đó, mọi năm, thời điểm này, nhiều nhà vườn đã rộ vụ thu hoạch điều, bán ra được hàng chục triệu đồng thì nay nhiều vườn điều chỉ lác đác trái, đa số cây chỉ có trái non và bông khô.
Bà Hoàng Thị Lan, nông dân trồng điều tại xã An Viễn (H.Trảng Bom) lo lắng: “Đợt bông đầu cây không có trái, đợt bông sau giờ mới thu hoạch lác đác. Mọi năm, rộ vụ như hiện nay, 1ha điều tôi đã thu được hơn 1 tấn hạt, nhưng nay mới thu được khoảng 2 tạ. Dự báo năng suất năm nay chỉ đạt được khoảng 1/3 so với khi trúng vụ. Tôi vừa phải phun thêm đợt thuốc mới cho điều chín đồng loạt vì để mưa xuống nhiều lại càng thất thu vì hạt điều bị nấm, sâu”.
Nói về tình hình mất mùa của cây điều trong năm nay, bà Ngô Thị Hến, chủ vựa thu mua điều tại H.Trảng Bom cho biết, niên vụ điều trúng mùa, 1 ngày đại lý thu mua từ 4-5 tấn hạt điều/ngày. Vụ thu hoạch năm nay, mỗi ngày đại lý mua vào chỉ vài trăm kg hạt. Nguyên nhân do năm nay cây điều mất mùa nặng, nhưng cũng do hiện nay diện tích trồng điều đã giảm mạnh. Bà Hến dẫn chứng: “Trước đây, gia đình tôi có vài ha điều nhưng hầu như đã chuyển đổi sang cây trồng khác, chỉ còn vài sào điều tốt để lại nhưng vụ này hầu như mất trắng. Năng suất giảm mạnh mà chất lượng hạt cũng kém hơn mọi năm”.
Nông dân trồng điều càng khó khăn vì đầu vụ, hạt điều được thương lái thu mua cao hơn cùng kỳ mọi năm nhưng chỉ được 1-2 tuần là xoay chiều giảm giá sâu. Hiện hạt điều phơi khô nông dân chở đến bán cho các đại lý thu mua chỉ có mức 22-23 ngàn đồng/kg, thấp hơn khoảng 5 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Cây trồng kém hiệu quả
Là cây trồng có khả năng chịu hạn, sinh trưởng và phát triển tốt trên đất ít màu mỡ, chi phí đầu tư trồng và chăm sóc thấp hơn nhiều cây trồng khác, điều từng là cây trồng xóa đói giảm nghèo của Đồng Nai với diện tích đạt hơn 40 ngàn ha. Lợi nhuận từ cây điều đã giúp nhiều hộ nông dân đảm bảo cuộc sống, có tích lũy để tái đầu tư sản xuất. Đây cũng là cây trồng có ngành chế biến phát triển và thuộc tốp đầu xuất khẩu của Việt Nam. Giai đoạn hoàng kim như niên vụ 2010-2011, điều trúng giá khi có thời điểm nông dân bán được từ 40-50 ngàn đồng/kg hạt. Năng suất cây trồng này cũng đạt từ 3-5 tấn/ha. Nhưng những năm gần đây, nông dân trồng điều thường thất thu vì vừa mất mùa, vừa mất giá.
Cụ thể, H.Định Quán hiện là địa phương có diện tích điều thuộc tốp đầu của tỉnh với gần 9 ngàn ha, nông dân trồng điều ở địa phương cũng có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây trồng này. Nhưng theo báo cáo của UBND H.Định Quán, vụ thu hoạch niên vụ 2020-2021, năng suất trung bình của cây điều trên địa bàn huyện chỉ đạt hơn 0,9 tấn/ha, giảm hơn 35% so với cùng kỳ năm trước đó. Ngay cả vụ thu hoạch đạt năng suất tốt hơn vào niên vụ 2019- 2020, năng suất điều cũng chỉ mức gần 1,4 tấn/ha.
Phó trưởng phòng NN-PTNT H.Định Quán Nguyễn Hùng Cường cho biết, diện tích điều của địa phương giảm hàng ngàn ha so với vài năm trước đó. Vì trồng điều cho lợi nhuận thấp nên những diện tích đất có nước tưới, nông dân trồng điều đều chuyển đổi sang cây trồng khác. Vụ thu hoạch năm nay, cây điều mất mùa hơn do ảnh hưởng thất thường của thời tiết, nhưng cũng có nguyên nhân chi phí phân, thuốc tăng cao, nông dân không mặn mà đầu tư.
Ngay cả địa phương đang triển khai dự án cánh đồng lớn cho cây điều là xã An Viễn (H.Trảng Bom), nông dân cũng đang kiến nghị UBND xã mong được hỗ trợ vì nông dân thất thu do cây điều mất mùa nặng, giá bán thấp.
nguồn: Báo Đồng Nai
|
|
|
|