Xin chào, Khách |
Bạn cần phải Đăng ký trước khi đăng bài viết trên diễn đàn.
|
Thông kê diễn đàn |
» Thành viên: 59,353
» Thành viên mưới nhất: BenPefom
» Chủ đề: 360
» Bài viết: 375
Thống kê đầy đủ
|
Thành viên Online |
Hiên tại có 237 thành viên online. » 0 Thành viên | 236 Khách Google
|
Chủ đề mới nhất |
Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thá...
Diễn đàn: Ngày Quan Trọng
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
30/12/2024, 09:44 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 711
|
Quà tặng Giáng Sinh 3
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
21/12/2024, 08:27 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 3,372
|
Cảnh giác giật đồ khi đến...
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
10/12/2024, 03:18 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 1,104
|
Nha khoa Hoàng Kim ưu đãi...
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
23/11/2024, 02:19 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 1,416
|
Có thể bạn chưa biết về ý...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
14/11/2024, 02:20 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 10,416
|
Hoàn cảnh ra đời bản nhạc...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
28/10/2024, 12:50 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 16,221
|
NỖI LÒNG CỦA BẠN lại là N...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
19/09/2024, 11:25 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 22,352
|
TỂU SỬ- CHA ĐAMINH NGUYỄN...
Diễn đàn: Tin tức 247
Bài viết mới nhất: martinpham
24/08/2024, 07:51 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 14,272
|
BỔ NHIỆM GIÁM MỤC PHỤ TÁ ...
Diễn đàn: Tin tức 247
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
24/08/2024, 06:15 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 9,272
|
Trong cuộc sống, điều gì ...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
13/08/2024, 02:30 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 26,078
|
|
|
Nông dân trồng măng tây thu tiền tỷ |
Đăng bởi: martinpham - 16/04/2022, 08:54 AM - Diễn đàn: Giáo dục
- Không có trả lời
|
|
Nông dân trồng măng tây thu tiền tỷ
CẦN THƠVới 1,5 ha măng tây cho 45-50 kg mỗi ngày, anh Nguyễn Ri Bo, 42 tuổi, ở xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, thu hơn 1,5 tỷ đồng mỗi năm, gấp 10 lần trồng lúa.
Anh Bo là người đầu tiên đưa cây măng tây về trồng ở Cần Thơ có hiệu quả. Hơn ba năm trước, là tài xế xe tải chở hàng đi khắp nước, cây măng tây được anh chú ý khi đến Ninh Thuận, bởi loại cây này vừa có giá trị kinh tế lẫn dinh dưỡng.
Tuy nhiên, khi đưa măng tây về Cần Thơ trồng, anh Bo gặp trở ngại khi vùng Cờ Đỏ là đất phù sa trồng lúa, còn măng tây lại phát triển tốt trên đất hữu cơ. Để giải bài toán về đất trồng, đầu năm 2018, anh bắt đầu để ruộng hoang gần hai năm. Đây là cách để đất nghỉ sau những năm dài canh tác lúa liên tục.
Anh Nguyễn Ri Bo chăm sóc vườn măng tây tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Ảnh: Nguyên Anh
Thời gian này, anh bắt tay chọn giống măng. Từ thông tin trên mạng và các nguồn khác, anh nhận định những giống măng tây trồng trong nước không phù hợp thổ nhưỡng phù sa. Anh Bo đã đến một nước vùng Đông Nam Á có khí hậu giống với Đồng bằng sông Cửu Long, tìm hiểu mô hình trồng măng tây. Dốc hết vốn liếng hơn 70 triệu đồng, ông mang về nước hai kg hạt giống măng.
Lần đầu trồng thử nghiệm, người nông dân gặp thất bại khi đất phù sa không hợp loại cây này. Không bỏ cuộc, anh vay ngân hàng 600 triệu đồng để cải tạo đất. "Đất phải lên luống, tôi đổ xuống hàng trăm tấn phân hữu cơ gồm rơm ủ mục, phân bò...", anh Bo nói và cho biết phải đầu tư luôn hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt nhằm giúp giảm công tưới.
Đầu năm 2020, khi mọi thứ đã sẵn sàng, anh Bo xuống giống một lần nữa nhưng hiệu quả chưa cao. Hạt giống anh gieo xuống đất suốt hai tuần phát triển chậm. Trong khi đó, đất quá tốt, cỏ dại thay nhau mọc. Nhiều nông dân có ruộng lúa kề bên không biết anh đang trồng loại cây gì vì măng tây quá xa lạ với họ.
"Tôi không được ai ủng hộ khi trồng măng tây. Nhiều người còn sợ loại cây này ảnh hưởng sự phát triển của lúa", ông nhớ lại.
Phải 8 tháng sau khi trồng, giống rau ngoại nhập này mới phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch vài kg. Ba tháng cuối năm 2020, măng bắt đầu phát triển tốt và cho thu hoạch mỗi ngày gần 50 kg. Hiện, măng tây giá 60.000-100.000 đồng mỗi kg tùy loại, mỗi ngày anh Bo thu 3-5 triệu đồng.
Theo ông Bo, măng tây có điểm đặc biệt là càng lớn chúng sẽ tự nảy nở, đẻ ra cây mới. Người trồng cứ thế thu hoạch, không phải gieo trồng mới, chỉ việc chăm sóc và thu dọn những cây già.
"Quá trình trồng, cần chăm đất bằng bón thêm phân hữu cơ đúng thời điểm, lượng nước tưới phù hợp", anh nói và chia sẻ để thu hoạch măng tây, chỉ có thể dùng tay cắt từng cây nhỏ, không dùng máy móc. Với 1,5 ha măng tây của gia đình, anh Bo cần 5-7 người thu hoạch mỗi buổi sáng, sau đó phân loại, đóng gói đưa đi bán.
Măng tây được thu hoạch tại vườn anh Nguyễn Ri Bo. Ảnh: Nguyên Anh
Để đưa loại rau mới lạ này ra thị trường, ban đầu anh mang ra chợ chào mời các sạp bán rau củ và các nhà hàng ở TP Long Xuyên (An Giang), Cần Thơ. Đến nay, thương hiệu măng tây của nông dân U50 đã có uy tín trên thị trường. Hơn nữa sản phẩm của anh đạt tiêu chuẩn của VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) nên đầu ra khá thuận lợi.
"Các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã liên hệ để bàn về việc cung cấp măng tây cho họ hàng trăm kg mỗi ngày. khiến tôi khó đáp ứng hết được", anh nói. Anh đang kêu gọi những nông dân cùng "chí hướng" đầu tư phát triển trồng loại cây này để có thu nhập tốt hơn.
Khó khăn nhất, theo anh Bo là chi phí đầu tư trồng măng tây khá lớn nên cần sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng trong việc định hướng cũng như giải pháp về vốn để nông dân yên tâm phát triển.
TS Võ Thị Bích Thủy (Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ ) cho biết, măng tây là cây ưa gió và đất cát, nhưng có thể trồng ở đất phù sa, muốn sản lượng cao phải liên tiếp cải tạo đất. Loại cây này có giá trị dinh dưỡng, song vẫn còn kén người sử dụng do giá cao và khá xa lạ với nhiều người.
Theo bà Thủy, măng tây có thể thu hoạch chín tháng và ba tháng nghỉ trong năm để dưỡng cây mới, nông dân thường chọn thời điểm giá thấp để cho cây nghỉ. Với một lần gieo hạt, măng tây cho thu hoạch trong 7-10 năm.
Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật TP Cần Thơ, cho biết hiện địa phương chỉ có mô hình trồng măng tây của anh Bo. "Mô hình này đang tương đối hiệu quả, nếu đầu ra ổn định có thể nhân rộng", bà Hiếu nói và cho biết đơn vị sẽ hỗ trợ nông dân khi trồng măng tây.
theo:vnexpress
|
|
|
Lạy Cha, Con Xin Phó Thác Hồn Con Trong Tay Cha – Thứ Sáu Tuần Thánh 2022 |
Đăng bởi: martinpham - 16/04/2022, 08:49 AM - Diễn đàn: Tin tức 247
- Không có trả lời
|
|
Lạy Cha, Con Xin Phó Thác Hồn Con Trong Tay Cha – Thứ Sáu Tuần Thánh 2022
[b]Thứ sáu Tuần Thánh 2022[/b]
[b][i]Lạy Cha, Con xin phó thác hồn Con trong tay Cha[1].[/i][/b]
[i] [/i]Theo Phúc âm thánh Luca, đó là lời cuối mà Chúa Giêsu thốt lên trước khi lìa đời.
Thế là kết thúc sự sống trong Con người Thiên Chúa nơi Đức Giêsu nhưng lại khai mở ơn cứu độ của cũng Con người Giêsu Thiên Chúa.
Chính lời phó dâng đó nói lên sự vâng phục thánh ý Chúa Cha để làm người trong thế gian từ 33 năm trước:
Thiên Chúa Cha muốn Đức Giêsu là người và trong kiếp người Ngài đã giảng dạy để loài người biết biết cách sống đẹp lòng Thiên Chúa và biết đường về với Thiên Chúa Cha. Ngài trao ban nhiều ân sủng và thể hiện cách sống biểu lộ một Thiên Chúa quyền năng đầy yêu thương. Và cuối cùng, [i] 8 Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự[b][2][/b] [/i]để cứu chuộc nhân loại.
Cái chết của Ngài hoàn tất chương trình cứu độ và qua cái chết của Ngài, chúng ta thấy sự nhẫn tâm của con người: bắt đầu từ những người lãnh đạo Do Thái, kế đến những người có trách nhiệm trong phiên tòa như Philatô, ông cũng mỵ dân, ươn hèn trong quyền lực, thỏa hiệp với sự sai lầm của những kẻ chủ mưu loại trừ Giêsu, kế đến, là đám quần chúng tự phát a dua theo số đông mạnh miệng mạnh tay phủ nhận Đấng Công chính, hô hào đóng đinh Giêsu vào thập giá.
Vâng! [i]16 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.18 Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.19 Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.20 Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách.21 Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa.”[b][3][/b][/i]
Trong tác phẩm Quo Vadis, một người ngoại giáo hỏi Thánh Phêrô khi ngài mới đến Rôma như thế này : [i]Athens (thủ đô Hy Lạp) đem đến cho chúng tôi sự thông thái, Rôma đem đến quyền lực, còn tôn giáo của ông đem lại cho chúng tôi điều gì?[/i] Thánh Phêrô trả lời: [i]Tình yêu[/i]!
Thật vậy! đạo chúng ta là đạo tình yêu. Một tình yêu tha thứ, một tình yêu giao hòa giữa Thiên Chúa và loài người và là tình yêu làm cho con người luôn là anh em với nhau.
Trong chiều Tiệc ly, Đức Giêsu đã nói: “[i]Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình[/i]”[4].
Người công giáo chúng ta được mời gọi sống tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu hiến thân cho người mình yêu mà Chúa Giêsu đã làm gương. Một tình yêu như Chúa Giêsu đã dạy: phải yêu thương cả kẻ thù nữa. Loài người phạm tội đã trở nên thù nghịch với Thiên Chúa, thế nhưng Ngài yêu thương tha thứ yêu cho đến cùng: chết trên thập giá bởi những con người tiếp tục phạm tội bằng việc giết Đức Giêsu.
Cho đến hôm nay, vẫn còn nhiều người tiếp tục hỏi: Đạo Công giáo dạy gì?
Và vì nhiều người tự trả lời theo ý họ cho nên: hằng năm tại một số quốc gia người Công giáo vẫn bị loại trừ, bị giết hại.
Năm 2018 có hơn 40 linh mục, tu sĩ, giao dân bị giết vì lý do đơn giản: là người Công giáo.
Thập giá Giêsu kêu gọi yêu thương, lòng bao dung tha thứ. Tại sao lại bị giết?
Phải chăng nhiều người được giáo dục căm ghét Công giáo? Phải chăng lương tri thế nào sẽ giáo dục và ảnh hưởng thế ấy? Phải chăng quan niệm thế nào sẽ sống như vậy? Chủ trương thế nào thì hành xử thế đó?
Lời từ thập giá đồi cao năm nào: “[i]lạy Cha xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm[/i]” là lời phát xuất từ tấm lòng nhân hậu, 1 tấm lòng bao dung tha thứ, luôn coi sự sai lầm của con người là do yếu đuối, là điều có thể chấp nhận được nhưng phải là kinh nghiệm để không tái phạm, nhất là sai phạm đưa đến muôn vàn tệ hại. Người lì lợm trong sự sai quấy là người thiếu lương tri, thiếu hiểu biết. Người sống không có mục đích như con thuyền mất lái, xe mất phanh, lạc lái…
Người quan niệm chỉ có đời này thì sẽ không dại gì mà hành xử như Chúa Giêsu trên Thánh giá.
Người không ngưỡng vọng thế giới mai sau thì dành tất cả cuộc sống cho thế giới hiện tại để rồi ra đi với bàn tay trắng và sự nghiệp là một mớ hỗn độn lành ít dữ nhiều.
Là người Kitô hữu, khi chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thập giá, chúng ta được mời gọi hãy sống theo tiếng gọi của trời cao. Sống trong thế gian mà không thuộc về thế gian, sống với nhiều hạng người mà luôn thấy Chúa trong họ, (hay ít ra thấy Chúa đang đứng bên cạnh và đang chờ họ mở cửa lòng để Ngài vào), để yêu thương và tha thứ để giúp họ cũng tìm về thượng giới.
Muốn được như thế, đòi hỏi nhiều hy sinh, phải biết từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo [5] .
Ngày nay, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục đóng đinh bởi những người chối bỏ Ngài là Thiên Chúa làm người, bởi những người bắt bớ những người tin vào Chúa Giêsu Kitô, chống đối Hội Thánh Chúa. Ngài còn bị đóng đinh mỗi khi chúng ta phạm tội.
Ơn cứu chuộc của Ngài luôn tuôn tràn cho những ai tin và yêu mến Ngài.
Uớc gì mỗi lần suy niệm về cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta càng xác tín hơn nữa rằng: tin Đức Giêsu đã chịu đóng đinh, chịu chết trên Thánh giá và phục sinh vinh hiển, chúng ta sẽ được cứu độ, được hưởng vinh quang phục sinh với Ngài. Để từ đức tin đó, mỗi ngày chúng ta sống tốt hơn, sẵn sàng chấp nhận những thử thách, khổ đau, ngược đãi như là Thánh giá Chúa gửi đến, và đừng để cho những giá trị trần gian đè bẹp những giá trị Nước trời. Amen.
[i] Linh mục Paul Maria Trần Quốc Việt[/i]
|
|
|
Sự biến hóa khó lường của nCoV tái tổ hợp |
Đăng bởi: martinpham - 12/04/2022, 01:49 PM - Diễn đàn: Tin tức 247
- Không có trả lời
|
|
Sự biến hóa khó lường của nCoV tái tổ hợp
Các biến chủng phụ của nCoV xuất hiện ngày càng nhiều do hiện tượng virus tái tổ hợp, cảnh báo đại dịch chưa kết thúc.
Khi thế giới chuyển sang giai đoạn sống chung với Covid-19, ngày càng nhiều biến chủng phụ mới xuất hiện. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 11/4 bổ sung dòng phụ BA.4 và BA.5, có liên hệ với dòng BA.1 của biến chủng Omicron, vào danh sách theo dõi.
Các biến chủng mới nảy sinh một phần do hiện tượng tái tổ hợp, giúp các biến chủng virus khác nhau kết hợp thành phiên bản nguy hiểm hơn. Đây là những biến chủng đặc tính khác nhau, tự phát trong cơ thể một người theo thời gian.
Có hai loại tái tổ hợp chính hiện nay: hỗn hợp của Delta - Omicron và hỗn hợp các biến chủng phụ của Omicron. Các nhà khoa học đã phát hiện ít nhất 6 dạng tái tổ hợp gồm XE, XG, XH, XJ, XK và XL.
WHO đang giám sát chặt chẽ ba biến chủng XE, XD và XF về khả năng gây triệu chứng nặng, tử vong, mức độ kháng vaccine và độ lây lan. Trong đó, XE tái tổ hợp từ BA.1 và BA.2. XD và XF tái tổ hợp từ Delta và BA.1.
XE lần đầu xuất hiện ở Anh vào tháng 1/2021. Gần 800 ca nhiễm đã được xác định, hầu hết tập trung ở vùng đông nam nước Anh và London. XE cũng đã lan sang quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á là Thái Lan.
XD và XF được ghi nhận lần đầu vào cuối năm ngoái ở Pháp, đã xuất hiện tại Đan Mạch, Bỉ. Ban đầu, các nhà chuyên gia tạm gọi nó là Deltacron. Một số nhà khoa học lo ngại nó sẽ thừa kế khả năng né tránh miễn dịch của BA.1 và độc lực cao từ Delta. Đến nay, XD chưa lây lan rộng rãi.
Australia cũng ghi nhận một số ca nhiễm biến chủng kết hợp từ Delta và Omicron, sonng các nhà khoa học chưa rõ đây có phải phiên bản đã xuất hiện ở Anh và Pháp hay không.
Hàng loạt biến chủng phụ mới, chủng tái tổ hợp xuất hiện trong thời gian ngắn cho thấy sự biến hóa khó lường của Covid-19.
Thông thường, mỗi virus riêng lẻ là một bản sao gần như chính xác của "virus mẹ". Chúng có thể trải qua quá trình tái tổ hợp, tức là kết hợp từ hai virus khác nhau. Ở biến chủng phụ XE, protein gai (phần vỏ) có nguồn gốc từ BA.2, bên trong mang nhiều đặc điểm từ BA.1.
Virus tái tổ hợp xuất hiện khi hai hoặc nhiều biến chủng lây nhiễm vào cùng một tế bào trong cá thể, cho phép chúng tương tác lẫn nhau. Điều này dẫn đến tình trạng trộn lẫn vật liệu di truyền, tạo thành các tổ hợp virus mới.
Hình ảnh đồ họa nCoV. Ảnh: TOI
Một số virus, chẳng hạn cúm, có bộ gene phân đoạn, có thể trộn lãn toàn bộ các đoạn riêng lẻ thông qua một quá trình gọi là "phân loại lại". Hiện tượng tái tổ hợp virus khá phổ biến, nhưng tỷ lệ khác nhau giữa mỗi loại, tùy thuộc vào cơ hội đồng nhiễm ở cộng đồng.
Thời kỳ đầu đại dịch, nCoV kém đa dạng về di truyền, các thể tái tổ hợp có xuất hiện, nhưng gần như giống hệt với "virus mẹ".
Hơn hai năm Covid-19 lây lan, khi số ca nhiễm toàn cầu cao, tái tổ hợp nCoV xảy ra nhiều, dễ phát hiện hơn so với giai đoạn trước đó. Làn sóng Omicron khiến tỷ lệ lưu hành Covid-19 tăng, tạo cơ hội cho virus đồng nhiễm. Một số biến chủng khác biệt lây nhiễm cho người dân cùng khu vực, khiến các bộ gene tái tổ hợp dễ dàng hơn nhiều.
Chưa có bằng chứng cho thấy virus tái tổ hợp nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng hơn những biến chủng trước đó. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng cần theo dõi chặt chẽ các biến chủng tái tổ hợp, để hiểu được liệu chúng có thay đổi về khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng và khả năng kháng vaccine hay không.
Tại thời điểm này, các nhà khoa học chưa quá lo ngại về XE. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy nó gây triệu chứng nghiêm trọng hơn các dòng phụ khác của Omicron như BA.1 và BA.2.
"Các biến chủng sẽ xuất hiện vì người dân đi du lịch nhiều hơn. Theo những gì chúng tôi biết, XE không phải biến chủng đáng lo ngại", Gagandeep Kang, giáo sư tại Đại học Christian Medical, cho biết. "Chúng tôi đã lo lắng về BA.2 nhưng nó cũng không gây ra triệu chứng nghiêm trọng hơn BA.1. XE sẽ không nguy hiểm hơn BA.1 và BA.2".
Các triệu chứng phổ biến nhất cần chú ý là sốt, đau đầu, ngứa cổ họng, ho, hắt hơi, mệt mỏi, đau cơ thể, phát ban, đổi màu da, các vấn đề về đường tiêu hóa. Ở một số ca nhiễm nhất định, tình trạng mất khứu giác và vị giác ít phổ biến hơn. Các triệu chứng nghiêm trọng gồm khó thở, tim đập nhanh, tức ngực, nồng độ oxy trong máu thấp.
Các nhà khoa học cho rằng cần tiếp tục giám sát Covid-19 trên quy mô toàn cầu để phát hiện các biến chủng mới và hiểu rõ nguy cơ từ chúng. Cách tiếp cận tốt nhất để hạn chế tỷ lệ tái tổ hợp mới và biến chủng xuất hiện là hạn chế sự lây lan của virus bằng các biện pháp phòng dịch cấp độ cá nhân và cộng đồng.
Theo các chuyên gia, biến chủng mới và các dạng tái tổ hợp sẽ tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới. Trung Quốc hôm 3/4 thông báo phát hiện một đột biến của biến chủng Omicron không có trong cơ sở dữ liệu địa phương hay quốc tế.
Thục Linh-vnexpress (Theo Conversation, TOI)
|
|
|
Các Giáo Hội Kitô Thế Giới Kêu Gọi Điều Tra Về Vụ Thảm Sát Bucha |
Đăng bởi: martinpham - 06/04/2022, 12:53 PM - Diễn đàn: Tin thế giới
- Không có trả lời
|
|
Hội đồng các Giáo hội Kitô Thế giới lên tiếng kêu gọi một cuộc điều tra theo luật quốc tế, để đưa ra ánh sáng những người phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát thường dân ở thành phố Bucha của Ucraina.
Một đoạn video do Bộ Quốc phòng Ucraina công bố cho thấy những gì đã xảy ra ở Bucha, một thị trấn cách Kiev 37 km là một nỗi kinh hoàng thực sự. Trong video, các phương tiện quân sự quốc gia đang tiến qua những đường phố hoang vắng rải rác xác chết. Xác thường dân. Một số bị trói tay sau lưng, dấu hiệu của một cuộc hành quyết thực sự của lực lượng vũ trang Nga.
Ông Anatoly Fedoruk, Thị trưởng thành phố Bucha cho biết các ngôi mộ tập thể có ít nhất 280 thi thể, trong đó có một thanh niên 14 tuổi. Một số hình ảnh vệ tinh cho thấy một rãnh, tương tự như một ngôi mộ thông thường, khoảng mười lăm mét, được đào trong lòng đất của một nhà thờ.
Trong một tuyên bố, linh mục Chính thống Ioan Sauca, Tổng Thư ký Hội đồng các Giáo hội Kitô Thế giới viết: “Các báo cáo về Bucha và các khu vực gần Kiev cho thấy những dấu hiệu vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng. Hội đồng các Giáo hội Kitô Thế giới bày tỏ sự kinh hoàng trước những hành động tàn bạo này. Vụ thảm sát này phải được điều tra và lập hồ sơ để đích thân những người có trách nhiệm có thể trả lời theo đúng pháp luật”.
Đại diện các Giáo hội Kitô Thế giới, Tổng Thư ký viết tiếp: “Về bản chất, chiến tranh là một bối cảnh thuận lợi cho những tàn bạo này, điều này nhấn mạnh sự cần thiết của các hệ thống trách nhiệm pháp lý để truy tố thủ phạm nhằm kiềm chế những điều tồi tệ nhất của nhân loại. Hơn nữa, điều này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải chấm dứt cuộc xung đột khủng khiếp này ngay lập tức, để ngăn chặn những cái chết, thương tích và tàn phá cộng đồng. Chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm đã tạo ra, truy tố và ủng hộ cuộc chiến này, hãy ngăn chặn sự đổ máu và tàn phá, đồng thời cứu sống tất cả trẻ em và mọi người”.
[i]Nguồn: Vatican News Tiếng Việt[/i]
|
|
|
Thế giới khi không có khí đốt của Nga |
Đăng bởi: martinpham - 06/04/2022, 12:41 PM - Diễn đàn: Tin tức 247
- Không có trả lời
|
|
Thế giới khi không có khí đốt của Nga
Với nguồn cung không thể cải thiện ngay lập tức, việc EU giảm mua khí đốt Nga sẽ tạo ra một cuộc giành giật LNG giữa châu Âu và châu Á.
Hôm 2/4, Lithuania cho biết đã ngừng mua khí đốt từ Nga. Quyết định này không gây ra nhiều khó khăn cho ngân sách Nga vì Lithuania là một quốc gia nhỏ. Nhưng vì là thành viên của Liên minh châu Âu, quyết định của họ có tầm quan trọng địa chính trị ở tính biểu tượng.
Quá trình chuyển đổi năng lượng của châu Âu diễn ra cấp bách hơn tuần này. Các nhà lãnh đạo tiếp tục tranh luận về cách trừng phạt Nga mà không khiến châu Âu có nguy cơ mất nguồn cung cấp nhiên liệu quan trọng quá nhanh.
EU muốn chấm dứt phụ thuộc khí đốt Nga vào năm 2030. Trước mắt, trong vòng một năm, họ muốn giảm được hai phần ba lượng khí đốt mua của Nga, vốn chiếm 40% sản lượng mà họ mua năm ngoái. Vậy khối lượng cắt giảm khổng lồ này được thay bằng cách nào? Họ đặt cược vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Các nhà lãnh đạo châu Âu muốn mua 50 tỷ mét khối LNG năm tới, chiếm khoảng một nửa lượng khí đốt của Nga mà họ muốn cắt giảm. Cùng với đó, họ dự tính mua thêm khí đốt thông qua các đường ống từ Na Uy và Azerbaijan. Họ cũng muốn giảm tiêu thụ bằng cách tăng cường các dự án điện gió và mặt trời, đồng thời kêu gọi người dân tiết kiệm điện.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng, châu Âu sẽ phải vật lộn để có thể thay thế nguồn khí của Nga trong thời gian ngắn. Đó là một lý do khiến Đức đưa ra các kế hoạch ứng phó khi thiếu khí đốt.
Theo đó, Chính phủ Đức giờ quyết định cần ít nhất 4 bến cảng nhận LNG để xoay xở nếu bị Nga cắt nguồn cung và giảm bớt phụ thuộc nước này trong tương lai. Chi phí giờ dường như trở thành cân nhắc thứ yếu.
Hầu hết khí đốt mà châu Âu mua từ Nga được cung cấp thông qua các đường ống trên đất liền hoặc dưới biển. LNG chỉ là lựa chọn cho những nguồn cung xa, khi không có đường ống kết nối. Khi đó, khí cần được làm lạnh để hóa lỏng rồi chuyển lên tàu chuyên dụng. Đến cảng tiếp nhận, nó phải được hóa khí trở lại. "Chúng tôi đang hướng tới việc xây dựng các ga tiếp nhận LNG", Robert Habeck, Bộ trưởng Kinh tế Đức cho biết.
Với việc tăng mua LNG, EU có thể phải chi tiêu khoảng 50 tỷ USD mỗi năm với mức giá cao như hiện tại. Nhưng họ có thể tiết kiệm được nhiều nếu đạt được một hợp đồng cung cấp dài hạn từ Mỹ.
Vấn đề hiện là cả thế giới sẽ ảnh hưởng khi EU muốn dừng mua khí đốt Nga để chuyển sang các nguồn khác. Điều này làm tăng khả năng về một cuộc giành giật khí đốt ở cấp độ toàn cầu mà các nhà phân tích cho là đang khá nóng. Châu Á thường là điểm đến chính của LNG. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những người mua hàng đầu trong năm ngoái.
Lượng khí đốt mà EU muốn bổ sung năm tới sẽ làm tăng nhu cầu toàn cầu thêm 10%. Triển vọng đó có thể khiến giá khí đốt đã chạm mức kỷ lục trong những tháng gần đây, tiếp tục ở mức cao. Ví dụ, cuối tuần trước, hóa đơn năng lượng của hàng triệu người tiêu dùng Anh đã tăng 54%, phần lớn là do chi phí khí đốt tăng vọt. Giá hợp đồng tương lai không có dấu hiệu giảm.
"Trong ba năm tới, cuộc cạnh tranh LNG sẽ rất gay gắt", Massimo Di Odoardo, Phó chủ tịch phụ trách khí đốt của Wood Mackenzie, đánh giá. Theo ông, cả châu Âu và châu Á sẽ giành nhau nguồn cung như cùng kéo một chiếc chăn về phía mình để khỏi lạnh.
"Rõ ràng trong ngắn hạn, bạn không thể thay thế lượng khí đốt đó", James Henderson, Chủ tịch chương trình khí đốt tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, đánh giá.
Ngay trước khi giới chức EU hành động, dòng LNG đến châu Âu cũng đã tăng vọt gấp 7 lần so với một năm trước. Nguyên nhân là giá cao thu hút các nhà xuất khẩu từ Qatar, Australia và nhất là Mỹ. Sự giàu có về năng lượng mang lại ảnh hưởng chính trị. Washington muốn cung cấp LNG để giúp châu Âu phá vỡ các liên kết năng lượng với Nga, một mục tiêu lâu nay của một số chính trị gia Mỹ.
Vào ngày 25/3, chính quyền Biden và Liên minh châu Âu đã đồng ý rằng Mỹ sẽ "cố gắng đảm bảo" ít nhất 15 tỷ mét khối LNG năm nay cho EU, tương đương 10% lượng khí đốt mà châu Âu nhập từ Nga.
Các nhà phân tích cho rằng, cam kết này có thể đạt được, nhưng chủ yếu là do động lực thị trường hơn là các chính sách của chính phủ. Trong ba tháng đầu năm 2022, ít nhất 115 chuyến hàng LNG rời khỏi các cơ sở của Cheniere Energy, nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất của Mỹ và hướng đến châu Âu. Con số này cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.
Theo ông Di Odoardo, lượng LNG từ Mỹ xuất sang châu Âu đã đạt được hai phần ba mục tiêu song phương cho năm nay. Hiện tại lại mới đầu tháng 4 nên mục tiêu là dễ dàng.
Một cơ sở LNG đang xây dựng của Cheniere Energy vào năm 2020 tại cảng Corpus Christi, Texas. Ảnh: NYT
Tuy nhiên, không lập tức mà Mỹ có thêm sản lượng để tăng bán cho châu Âu. Để giúp EU, Washington đã phải đi thuyết phục các quốc gia khác giảm mua, bao gồm cả Nhật Bản. Nhưng theo thời gian, những nhượng bộ này khó đạt được nếu chiến sự ở Ukraine kéo dài và thị trường thắt chặt hơn nữa.
"Trong điều kiện hiện tại, tôi không nghĩ rằng Nhật Bản có đủ khả năng để cam kết lâu dài về các lô hàng LNG", Michitaka Hattori, Giám đốc tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Nga & NIS Nhật Bản, đánh giá.
Cách chắc chắn nhất để giảm giá khí đốt là bổ sung thêm nguồn cung. Nhưng thường mất hơn hai năm để xây dựng các cơ sở chế biến khí đốt, chẳng hạn như nhà ga tiếp nhận LNG mà Đức muốn xây dựng. Đó là chưa kể nhu cầu LNG đã tăng 6% vào năm 2021, có khả năng tiếp tục tăng khi Trung Quốc và các quốc gia khác đang chuyển sang sử dụng khí đốt thay cho than đá.
"Tôi nghĩ rằng thị trường khí đốt mùa đông sẽ vẫn rất eo hẹp do sự chuyển dịch của châu Á từ than sang khí đốt", Marco Alverà, Giám đốc điều hành của công ty năng lượng Snam (Italy), dự báo.
Cheniere Energy đang có kế hoạch mở rộng cơ sở xuất khẩu của mình tại Corpus Christi, Texas (Mỹ). Qatar cũng cho biết họ đang nghiên cứu khai thác thêm một lượng lớn khí đốt tự nhiên hóa lỏng trong 5 năm tới.
Tuy nhiên, các nhà phát triển vẫn phải cảnh giác về việc liệu sự bùng nổ nhu cầu hiện tại ở châu Âu có thể tàn lụi trước khi các dự án LNG mới đưa vào hoạt động. Phía châu Âu từng khẳng định họ xem khí đốt như một giải pháp tạm thời trước khi đủ nguồn cung năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và hydro. "Có một dấu hỏi về việc sẽ cần bao nhiêu khí đốt mới", ôngHenderson thuộc Viện Oxford nói.
nguồn: VNExpress Phiên An (theo NYT)
|
|
|
Đồng đôla Mỹ có đang gặp nguy hiểm? |
Đăng bởi: martinpham - 04/04/2022, 02:34 PM - Diễn đàn: Tin tức 247
- Không có trả lời
|
|
Đồng đôla Mỹ có đang gặp nguy hiểm?
Việc Mỹ dùng nguồn cung đôla làm vũ khí trừng phạt các nước có thể gây suy yếu sự thống trị của đồng tiền này.
Giới phân tích cho rằng vũ khí mạnh nhất của Mỹ không phải là quân đội, mà là đồng đôla. Hiện tại, sau gần 80 năm thống trị, đồng tiền này có lẽ đang đứng trước rủi ro để mất vị thế là tiền tệ dự trữ toàn cầu.
Khoảng 60% trong số 12.800 tỷ USD dự trữ ngoại hối toàn cầu là dưới dạng đôla Mỹ. Việc này giúp Mỹ có đặc quyền rất lớn so với các nước khác. Vì trái phiếu chính phủ Mỹ được ưa chuộng, lãi suất của chúng rất thấp. Mỹ đi vay các nước khác bằng chính tiền tệ của mình. Vì thế, khi đôla mất giá, số nợ cũng giảm theo. Doanh nghiệp Mỹ thì có thể giao dịch quốc tế bằng đồng đôla mà không phải trả phí đổi tiền.
Có lẽ quan trọng nhất là, trong các trường hợp đặc biệt, Mỹ có thể cắt nguồn cung đôla của các ngân hàng trung ương khác, khiến nền kinh tế của họ bị cô lập. Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ Raghuram Rajan gọi quyền lực này là "vũ khí hủy diệt hàng loạt về kinh tế".
Hiện tại, Mỹ đang sử dụng vũ khí này với Nga, sau khi nước này mở chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2. Mỹ đã đóng băng hàng trăm tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga và khiến đồng ruble mất giá. Việc này giúp họ trừng phạt Nga mà không cần dùng đến quân đội.
Một người đàn ông đang đếm đôla Mỹ tại quầy đổi tiền ở Lebanon. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, quyền lực lớn cũng có cái giá của nó. Khi bạn sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, dù là về kinh tế, mọi người sẽ sợ hãi. Để mình không rơi vào tình cảnh như Nga, nhiều nước đã đa dạng hóa tiền tệ dự trữ ngoài đôla Mỹ.
Đây là khi vị thế tiền tệ dự trữ của Mỹ gặp vấn đề. Michael Hartnett – chiến lược gia tại Bank of America cho rằng việc vũ khí hóa đồng đôla có thể dẫn đến việc giảm vị thế. "Sự phân mảnh của hệ thống tài chính toàn cầu sẽ làm suy giảm vai trò tiền tệ dự trữ của Mỹ", ông nói.
Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận thấy tỷ trọng đồng đôla trong dự trữ quốc tế đã giảm từ 70% xuống 60% trong 2 thập kỷ qua cùng thời gian Mỹ bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố và áp đặt nhiều lệnh trừng phạt. Một phần tư mức giảm này là chuyển sang nhân dân tệ. Phần còn lại chuyển sang các tiền tệ nhỏ hơn.
"Việc này cho thấy hệ thống quốc tế đang dịch chuyển", Serkan Arslanalp, Barry Eichengreen và Chima Simpson-Bell – các tác giả của nghiên cứu – cảnh báo.
Nga và Trung Quốc cũng đang kỳ vọng can thiệp vào quá trình này. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 31/3 tuyên bố sẽ ngừng xuất khẩu khí đốt sang các nước "không thân thiện" nếu không mở tài khoản tại ngân hàng Nga và thanh toán bằng ruble. Liên minh châu Âu (EU) mua khoảng 40% khí đốt và 30% dầu tiêu thụ từ Nga. Và họ không có lựa chọn thay thế dễ dàng.
Saudi Arabia cũng đang đàm phán với Bắc Kinh về việc nhận nhân dân tệ thay vì đôla khi bán dầu cho Trung Quốc.
Phó Tổng giám đốc IMF Gita Gopinath tuần trước cũng cảnh báo các lệnh trừng phạt tài chính lên Nga sẽ khiến sự thống trị của đồng đôla giảm sút. Do nó khuyến khích các nhóm nước sử dụng tiền tệ khác.
"Đồng đôla vẫn sẽ là tiền tệ lớn của toàn cầu trong bối cảnh này. Tuy nhiên, sự phân mảnh ở mức độ nhỏ hơn là hoàn toàn có khả năng", bà cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.
Gopinath cho biết việc sử dụng thêm các tiền tệ khác trong thương mại toàn cầu sẽ khiến tài sản dự trữ của các ngân hàng trung ương càng phân mảnh. "Các nước có xu hướng dự trữ đồng tiền dùng để trao đổi thương mại và vay nợ. Vì thế, xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra. Các đồng tiền khác sẽ dần đóng vai trò lớn hơn", bà nói.
2 năm qua đã dạy cho thế giới bài học rằng không gì là không thể. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng ngôi vương của đồng đôla khó bị soán mất. Lý do đầu tiên là không có lựa chọn thay thế tốt.
Nga đã nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng đôla từ nhiều năm nay, sau khi bị Mỹ trừng phạt vì sáp nhập Crimea năm 2014. Tuy nhiên, khoảng 20% dự trữ ngoại hối của nước này vẫn là tài sản niêm yết bằng đôla Mỹ.
Trung Quốc nhiều năm nay thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Nhưng hiện đồng tiền này mới chỉ chiếm 3% thanh toán toàn cầu – khá thấp so với 40% của đồng đôla.
Mỹ vẫn là cái tên hấp dẫn với phần còn lại của thế giới. Thị trường chứng khoán nước này hiện lớn nhất và có thanh khoản cao nhất. Vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang chảy vào đây. Năm ngoái, FDI toàn cầu tăng 77% lên xấp xỉ 1.650 tỷ USD. Tuy nhiên, FDI vào Mỹ tăng 114% lên 323 tỷ USD, theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
Gopinath cũng khẳng định sự thống trị của đồng đôla sẽ khó bị thách thức trong trung hạn. Nhân dân tệ chưa thể thay thế đôla Mỹ làm tiền tệ dự trữ thống trị trên toàn cầu. "Việc này đòi hỏi đồng tiền cần được tự do chuyển đổi hoàn toàn, có thị trường vốn mở và các tổ chức hỗ trợ. Quá trình này cần nhiều thời gian. Vì thế, đồng đôla chưa thể bị đe dọa", bà nói.
Theo VNEXPRESS Hà Thu- (theo CNN, Financial Times)
|
|
|
ĐỪNG LƯỜI BIẾNG NỮA VÀ CÂU CHUYỆN CÂY TRE |
Đăng bởi: NguyenDucManh - 24/03/2022, 04:08 PM - Diễn đàn: Giáo dục
- Không có trả lời
|
|
ĐỪNG LƯỜI BIẾNG NỮA VÀ CÂU CHUYỆN CÂY TRE
1️. Sống thì phải có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng. Đừng ậm ờ thế nào cũng được.
2️. Có kế hoạch, mục tiêu rồi thì hành động đi, đừng chần chừ, đừng trì hoãn. Đừng mãi ăn bánh vẽ hoài thế, lâu dần chính bản thân bạn cũng thấy chán mình chứ đừng nói người khác.
3️. Nhất định phải có kỷ luật bản thân.
4️. Đã nói là làm, sai cũng làm, phải làm mới rút ra được kinh nghiệm. Còn cứ ngồi đó sợ hãi đủ đường thì đến cơ hội sai lầm cũng không đến phần bạn.
5️. Google gần như có thể giải đáp tất cả những gì bạn thắc mắc, nó MIỄN PHÍ mà, hãy tận dụng đi.
6️. Ngoài internet đừng quên bạn có sách, các thư viện sách luôn chào đón bạn. Nếu không có thời gian đọc sách giấy, một lần nữa tận dụng internet để đọc sách thông qua các app (miễn phí, trả phí đều đủ cả) tranh thủ lúc đi xe bus, ngồi chờ coffee, vừa rẻ vừa tiện dụng.
7️. Đừng suốt ngày up ảnh, up status sống ảo nữa, nó không khiến chiếc bụng của bạn no được đâu. Tắt up ảnh ảo và đi kiếm tiền, hoặc học những thứ bổ ích khác đi.
8️. Biết mình không thông minh thì lấy sự cần cù bù vào. Người ta đọc 1 tháng được 1 quyển sách, bạn phải đọc ít nhất 3 cuốn.
9️. Với mạng xã hội, ngưng theo dõi những thứ xàm xí đi. Ấn theo dõi ngay những người truyền cảm hứng, những người thành công, những người luôn mang đến cho bạn nguồn năng lượng tích cực.
1️0. Đừng bao giờ phí thời gian lướt mạng xã hội một cách vô thức, hãy để dành nó để học ngoại ngữ, trau dồi thêm kỹ năng bản thân còn thiếu còn yếu.
1️1. Đừng bao giờ để bản thân rơi vào trạng thái trống rỗng, nghĩa là không biết bản thân muốn gì, nên làm gì? Phải luôn luôn đẩy bản thân vào guồng hoàn thiện bản thân.
1️2. Khi gặp vấn đề phải tìm hướng giải quyết ngay, đừng ỉm nó đi... nếu không muốn những vấn đề đó là tiền đề cho sự thất bại.
1️3. Muốn hội nhập phải biết ngoại ngữ. Muốn gì thì muốn, ngoài tiếng mẹ đẻ, nhất định phải học thêm ít nhất một vài ngoại ngữ.
1️4. Lớn rồi, phải biết chọn bạn mà chơi, nhìn cho rõ đâu là bạn đâu là bè, đâu là người mình nên tin tưởng đâu là kẻ chỉ để xã giao.
1️5. Thị phi ở đời nhiều lắm, đừng để bản thân bị cuốn vào những chuyện tào lao, lãng phí thời gian.
1️6. Phải là người vừa có tài vừa có đức, biết nhiều biết ít nhưng nhất định phải BIẾT ĐIỀU.
1️7. Tuyệt đối không lãng phí thời gian vào những người/việc không đáng. Ví dụ như đau khổ, dằn vặt bản thân khi chia tay, bị từ chối/ hoặc khi làm một việc gì đó thất bại... TUYỆT ĐỐI KHÔNG. Thời gian đau khổ, dằn vặt đó hãy dành dụm để làm để đối tốt với bản thân, với những người xứng đáng thì hơn.
THẾ GIỚI NÀY CÓ RẤT NHIỀU NGƯỜI THÔNG MINH NHƯNG LẠI CÓ QUÁ ÍT NGƯỜI CÓ THỂ KIÊN TRÌ ĐẾN CUỐI CÙNG…
Cây tre mất 4 năm chỉ tăng thêm 3 cm. Nhưng từ năm thứ năm trở đi, nó sẽ phát triển mạnh mẽ với tốc độ 30 cm mỗi ngày và chỉ mất sáu tuần để phát triển lên 15 mét.
Đừng nghĩ 4 năm đầu tiên là vô ích, bởi thời gian đó rễ tre kéo dài hàng trăm mét vuông trong đất.
Làm người làm việc cũng tương tự như vậy.
Đừng lo lắng những nỗ lực của bạn tại thời điểm này không được đền đáp, bởi vì những thứ bạn bỏ ra đang là nền tảng vững chắc cho bạn sau này, như rễ tre vậy.
Đời người phải có tích lũy, có bao nhiêu người đã không thể kiên trì như tre chờ đến ngày có thể vượt qua 3 cm?
Hai cây tre giống nhau, một cây dùng làm sáo, một cây dùng làm giá phơi đồ.
Một hôm, cây dùng làm giá phơi đồ mới hỏi cây dùng làm sáo: "Tại sao chúng ta sinh ra cùng một nơi, đều là tre trên núi. Nhưng tôi mỗi ngày đều phải dãi nắng dầm mưa, còn bạn lại rất đáng tiền?"
Sáo trả lời: "Bởi vì bạn chỉ chịu một nhát dao khi bị chặt ra, còn tôi đã trải qua hàng ngàn nhát dao, được người ta chế tạo cẩn thận."
Giá phơi quần áo im lặng.
Đời người cũng như vậy, nếu có thể chịu được cực khổ, cô đơn, cọ xát vào thực tế, dám đảm đương và đứng lên chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình, cuộc sống mới có giá trị.
Khi nhìn thấy vinh quang của người khác, bạn không cần phải ghen tức, bởi vì người khác trả giá nhiều hơn bạn.
Thật ra trên thế giới này có rất nhiều người thông minh, nhưng lại có quá ít người có thể kiên trì đến cuối cùng, thế nên số người chiến thắng chỉ là số ít.
Người càng thông minh, họ càng hiểu rõ khuyết điểm của mình và luôn cố gắng đến cùng. Trưởng thành không phải là trải qua thất bại một lần, mà phải tích lũy nhiều lần, cả về trí tuệ lẫn kinh nghiệm sống.
Và điều cuối cùng, hãy bung hết sức mình mà làm, làm thật quyết liệt... không thành công thì cũng thành nhân. Nhớ nhé!
(SƯU TẦM VÀ BIÊN TẬP LẠI TỪ TONY BUỔI SÁNG)
|
|
|
|