Xin chào, Khách
Bạn cần phải Đăng ký trước khi đăng bài viết trên diễn đàn.

Tên đang nhập
  

mật khẩu
  





TÌm kiếm diễn đàn

(Tìm kiếm nâng cao)

Thông kê diễn đàn
» Thành viên: 59,348
» Thành viên mưới nhất: UgrasalKen
» Chủ đề: 360
» Bài viết: 375

Thống kê đầy đủ

Thành viên Online
Hiên tại có 185 thành viên online.
» 0 Thành viên | 184 Khách
Google

Chủ đề mới nhất
Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thá...
Diễn đàn: Ngày Quan Trọng
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
30/12/2024, 09:44 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 676
Quà tặng Giáng Sinh 3
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
21/12/2024, 08:27 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 3,372
Cảnh giác giật đồ khi đến...
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
10/12/2024, 03:18 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 1,104
Nha khoa Hoàng Kim ưu đãi...
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
23/11/2024, 02:19 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 1,416
Có thể bạn chưa biết về ý...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
14/11/2024, 02:20 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 10,408
Hoàn cảnh ra đời bản nhạc...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
28/10/2024, 12:50 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 16,201
NỖI LÒNG CỦA BẠN lại là N...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
19/09/2024, 11:25 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 22,344
TỂU SỬ- CHA ĐAMINH NGUYỄN...
Diễn đàn: Tin tức 247
Bài viết mới nhất: martinpham
24/08/2024, 07:51 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 14,269
BỔ NHIỆM GIÁM MỤC PHỤ TÁ ...
Diễn đàn: Tin tức 247
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
24/08/2024, 06:15 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 9,267
Trong cuộc sống, điều gì ...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
13/08/2024, 02:30 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 26,073

 
  Nỗ lực WHO phá thế độc quyền vaccine Moderna giúp Thế Giới.
Đăng bởi: martinpham - 25/10/2021, 02:47 PM - Diễn đàn: Tin thế giới - Không có trả lời

Sau khi Moderna từ chối chia sẻ công thức vaccine, WHO lập dự án giải mã công nghệ mRNA nhằm tạo ra một loại vaccine gần giống nhất có thể.
Afrigen, công ty chế phẩm sinh học chuyên phát triển vaccine thú y ở Nam Phi, trở thành đơn vị nòng cốt trong một dự án trị giá 100 triệu USD của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đơn đặt hàng mà họ nhận được là tìm cách tạo ra một loại vaccine Covid-19 bằng công nghệ mRNA càng giống sản phẩm của Moderna càng tốt.
Afrigen trước đây chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống để phát triển các loại vaccine thú ý, nhưng họ đã chấp nhận "canh bạc" của WHO và lấn sân sang lĩnh vực mới. Giám đốc điều hành Petro Treblanche mô tả phòng thí nghiệm của công ty giờ đây biến thành một "tổ ong" chuyên nghiên cứu công nghệ vaccine mRNA.
"Bạn sẽ thấy các nhà khoa học mặc áo bảo hộ kín người vận hành lò phản ứng sinh học để tạo ra ADN", Treblanche nói. "Chúng tôi có phòng vô trùng để tiến hành các thử nghiệm. Chúng tôi có buồng ổn định trữ chế phẩm, giúp phân tích khả năng duy trì ổn định của sản phẩm trong những điều kiện độ ẩm và nhiệt độ khác nhau", bà cho biết.
Một khi Afrigen giải mã được quy trình phức tạp chế tạo vaccine Covid-19 của Moderna, WHO cùng một số đối tác sẽ tiếp tục đầu tư giúp họ dạy lại công nghệ này cho các nước khác. Martin Friede, quan chức WHO phụ trách dự án, gọi phòng thí nghiệm của Afrigen là một "trạm chuyển giao công nghệ vaccine".
"Các nhà sản xuất từ khắp thế giới sẽ được mời đến và học hỏi toàn bộ quy trình sản xuất", ông cho biết.

[Image: moderna-1635123131-1635123196-1534-16351...Il9hmCKEYw]

Chuyên viên của Afrigen làm việc trong phòng nghiên cứu ở Cape Town, Nam Phi. Ảnh: NPR.

Friede kỳ vọng dự án sẽ tăng tốc phổ biến công nghệ vaccine mRNA trên toàn thế giới, chứ không phải chuyển giao cho một vài nhà sản xuất. WHO đặc biệt hướng đến nhà sản xuất vaccine từ những nước có thu nhập vừa và thấp.
Đây là những nước đã và đang chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch vì năng lực sản xuất vaccine gần như bằng không, điển hình là châu Phi, Đông Nam Á và các nước nghèo tại Trung Đông.
Một số quốc gia thu nhập vừa và thấp đã bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng vaccine, nhưng chỉ dừng ở gia công đóng gói. Theo Friede, việc không có nhà sản xuất đủ khả năng thực hiện toàn bộ quy trình sản xuất vaccine là nguyên nhân lớn khiến các nước nghèo luôn hụt hơi trong công cuộc tìm kiếm nguồn cung. Hệ quả là mới chỉ khoảng 5% người dân khắp châu Phi được tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19, trong khi tỷ lệ này ở nhiều nước giàu là hơn 50%.
Friede cho biết dự án nhắm vào vaccine mRNA vì công nghệ này đã chứng tỏ hiệu quả trong giảm rủi ro lây nhiễm và bệnh nặng khắp thế giới trong gần hai năm đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng đang chứng tỏ tiềm năng giải quyết một số căn bệnh nguy hiểm khác phổ biến tại các nước nghèo như sốt rét và nhiễm khuẩn lao.
Quan chức này cũng giải thích rằng việc mô phỏng vaccine của Moderna thay vì sản phẩm cũng sử dụng công nghệ mRNA khác như Pfizer-BioNTech là lựa chọn mang tính thực tế hơn.
"Moderna đã nhiều lần tuyên bố sẽ không đòi quyền sở hữu trí tuệ vaccine trong giai đoạn đại dịch", ông cho biết. Nói cách khác, nhà sản xuất được chuyển giao cách mô phỏng công thức vaccine của Moderna sẽ ít chịu rủi ro bị khiếu kiện hơn. So với Pfizer, Moderna cũng công bố nhiều thông tin hơn về nghiên cứu và sản xuất vaccine Covid-19 dùng công nghệ mRNA.
Tuy nhiên, Treblanche lưu ý tập đoàn dược phẩm Mỹ vẫn giữ kín nhiều thông tin quan trọng về vaccine, điều được thể hiện trong nội dung đăng ký bản quyền của họ. "Bản đăng ký được soạn thảo rất cẩn thận để không tiết lộ mọi thứ về công nghệ này", bà nói.
Bởi vậy, dù Afrigen đã xác định được phần lớn thiết bị và nguyên liệu chuyên dụng cần cho điều chế vaccine của Moderna, họ vẫn chưa hiểu được cách thức điều chế hay nồng độ của mỗi thành phần.
Một trong những thách thức lớn nhất với Afrigen là sao chép "hạt nano lipid", lớp vỏ phân tử béo giúp đưa các sợi mRNA vào cơ thể đến tế bào mục tiêu một cách an toàn, ít gây tác dụng phụ không mong muốn.
Treblanche cho rằng "hạt nano lipid" của Moderna đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sợi mRNA đến những nơi trọng yếu của cơ thể như lá lách và hạch bạch huyết. Bà chia sẻ Afrigen biết nhiều cách đóng gói chế phẩm sinh học, nhưng đội ngũ nghiên cứu tại Nam Phi chưa từng thử sức với hạt nano lipid "đóng gói" mRNA.

[Image: sao-chep-moderna-1635123211-9375-1635123...tAz4ktjYnQ]

Petro Treblanche, giám đốc điều hành Afrigen. Ảnh: NPR.

Moderna đang chịu áp lực ngày càng lớn trong chia sẻ công nghệ vaccine với thế giới. Tuần qua, một số nghị sĩ lưỡng viện của đảng Dân chủ cùng đứng tên trong lá thư, chỉ ra rằng Moderna đã nhận khoản tài trợ lớn từ chính phủ Mỹ trong quá trình phát triển vaccine, trong đó nghiên cứu về thành phần vaccine mRNA đã nhận được ít nhất 1 tỷ USD.
Các nghị sĩ Mỹ cho rằng chính phủ có thể và nên vận dụng quy định hợp đồng với Moderna, buộc hãng dược này chia sẻ công thức vaccine.
Moderna cũng như Pfizer-BioNTech đã tuyên bố kế hoạch đặt dây chuyền điều chế vaccine tại châu Phi, đồng thời cam kết tạo điều kiện cho nước thu nhập thấp tiếp cận nguồn vaccine Covid-19 dễ dàng hơn.
Friede cho rằng đây là tín hiệu đáng khích lệ, nhưng vẫn không đảm bảo an ninh y tế cho châu Phi hay nhóm nước nghèo, khi họ không thể làm chủ công nghệ. Trong trường hợp chuỗi cung ứng toàn cầu biến động, vaccine từ những nhà máy ở nước nghèo có thể bị chuyển hướng sang Mỹ hoặc châu Âu.
Dự án của WHO với Afrigen tìm cách khắc phục điểm yếu này. Vấn đề lớn nhất là nhà sản xuất cần 3-4 năm để có thể cho ra lò "bản sao" vaccine Covid-19 dùng công nghệ mRNA. Trong trường hợp WHO thuyết phục thành công Moderna chia sẻ công nghệ, Friede kỳ vọng các nhà sản xuất vaccine ở nước nghèo có thể cho ra lò những mẻ vaccine đầu tiên sau hai năm.
Ramsu Bech Hansen, CEO hãng phân tích Airfinity của Anh, lại cho rằng quá trình đàm phán với Moderna lẫn dự án sao chép công thức vaccine đều đang được triển khai quá chậm. Airfinity cho hay trong vài tháng qua, các nhà sản xuất vaccine trên khắp thế giới đã tăng tốc đáng kinh ngạc, nhiều khả năng cung cấp dư vaccine Covid-19 cho cả thế giới trong năm sau.
Trong trường hợp trên, dự án của WHO vẫn có công dụng riêng. Hansen lạc quan rằng sáng kiến Afrigen sẽ giúp châu Phi chuẩn bị tốt hơn để ứng phó đại dịch tiếp theo có thể bùng phát. Friede nhấn mạnh lợi ích của việc giải mã công nghệ mRNA không dừng ở câu chuyện nguồn cung.
Một trong những mục tiêu từ đầu của dự án là "cải tiến" vaccine, giúp các nước nghèo bảo quản được vaccine ở nhiệt độ cao hơn so với tủ đông sâu của Moderna và Pfizer-BioNTech. Treblanche thừa nhận đây là yêu cầu rất khó nhưng không phải nhiệm vụ bất khả thi. Mẫu vaccine mô phỏng sẽ trở thành bản nâng cấp và giúp những nước thu nhập thấp đỡ gánh lo hạ tầng bảo quản khổng lồ.
"Moderna chỉ là bản mẫu cho chúng tôi tham khảo", Treblanche nhấn mạnh. "Về lâu dài, chúng tôi muốn tạo ra một loại vaccine tốt hơn nó.

                                                                      Theo NPR

In mục này

  Nga ghi nhận ca nhiễm biến thể nguy hiểm hơn Delta
Đăng bởi: martinpham - 22/10/2021, 07:35 AM - Diễn đàn: Tin thế giới - Không có trả lời

Nga ghi nhận ca nhiễm biến thể nguy hiểm hơn Delta
Nga báo cáo "các ca Covid-19 cá biệt" nhiễm biến thể AY.4.2, một nhánh của biến chủng Delta Plus, được cho là dễ lây lan hơn.
Nhà nghiên cứu Nga Kamil Khafizov hôm nay cho biết biến thể AY.4.2 có thể lây nhiễm cao hơn khoảng 10% so với biến chủng Delta ban đầu, khiến ca nhiễm và tử vong hàng ngày ở Nga liên tục tăng mức kỷ lục. Theo Khafizov, AY.4.2 thậm chí có thể thay thế Delta, nhưng đây là quá trình chậm chạp.
"Các loại vaccine đủ hiệu quả để chống lại phiên bản này của virus", ông cho hay.
AY.4.2 chứa hai đột biến trong protein S cho phép virus xâm nhập tế bào máu, gọi là Y145H và A222V, đã được tìm thấy trong các biến thể có từ giai đoạn sớm của đại dịch. Bản thân các đột biến này không làm tăng khả năng lây truyền của virus trong quá khứ, song đặc tính sẵn có của Delta mang lại lợi thế cho AY.4.2.

[Image: ca-nhiem-bien-the-moi-6290-1634831102.jp...8MGkbCuaZQ]

Chuyên gia mặc đồ bảo hộ phun khử trùng tại một nhà ga ở Moskva, Nga hôm 19/10. Ảnh: Reuters.

AY.4.2 cũng đang có xu hướng ngày càng tăng ở Anh và chiếm khoảng 6% tổng số ca nhiễm trong tuần bắt đầu từ 27/9, báo cáo của Cơ quan An ninh Y tế Anh công bố ngày 15/10 cho biết. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid hôm 20/10 khẳng định không có lý do gì để tin rằng AY.4.2 gây ra mối đe dọa lớn hơn Delta.
Nhà miễn dịch học người Nga Nikolay Kryuchkov cho biết Delta và các biến thể phụ của nó sẽ vẫn chiếm ưu thế và trong tương lai có thể thích ứng với vaccine theo một số cách, đặc biệt khi tỷ lệ tiêm chủng dưới hoặc chỉ trên 50%.
"Nhưng đối với tôi, dường như bước nhảy mang tính đột biến sẽ không xảy ra, bởi như bất kỳ sinh vật nào, virus corona cũng có giới hạn tiến hóa, và bước nhảy tiến hóa đã xảy ra rồi", ông nói.
Bộ Y tế Nga hiện chưa bình luận.
Thị trưởng Moskva, tâm điểm đợt bùng phát ở Nga, hôm nay công bố các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ tháng 6 năm ngoái, một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin thông qua đề xuất của chính phủ về việc đóng cửa nơi làm việc một tuần, bắt đầu từ 30/10.

                                                   Theo Reuters

In mục này

  Làm ra nông sản, giao dịch ở đâu?
Đăng bởi: NguyenDucManh - 17/10/2021, 10:40 AM - Diễn đàn: Tin tức 247 - Không có trả lời

Nay giới thiệu trước cho các bạn 1 sàn giao dịch nông sản, mới thí điểm, còn sơ khai nhưng rất đông bà con hưởng ứng, rất tốt. Bộ nông nghiệp sẽ phát triển từ từ theo hướng sàn tỉnh, sàn vùng, sàn quốc gia như các nước, mọi người yên tâm.
1. Về phía người trồng trọt chăn nuôi, họ có thể đăng và tìm được người có nhu cầu. Ví dụ đang nuôi vịt hoặc trồng nấm, chuẩn bị tới ngày thu hoạch, mình đăng trước để để rộng nguồn tiêu thụ theo hướng bán sỉ.
2. Về phía người có nhu cầu mua nông sản (thương lái hoặc mua làm nguyên liệu sản xuất), có thể đăng lên tìm nguồn cung, tìm nhiều nguồn thì có giá tốt hơn, nhiều sự lựa chọn hơn. Người ta sẽ gọi chào hàng tíu tít.
3. Người bình thường không có nhu cầu mua bán cũng có thể lên coi, xem thử người ta rao bán gì, thấy ngon ngon thì mình mua đem về chế biến hoặc bán lại, kiếm ít tiền ăn bánh.
4. Người sắp khởi nghiệp nông nghiệp cũng mò lên coi, thấy người ta có nhu cầu gì nhiều, hỏi mặt hàng gì nhiều thì mình có thể trồng trọt, chăn nuôi để đáp ứng. À, thì ra XH đang cần cái đó nhiều đó, quất!
Các bạn nhớ lưu lại và để luôn trên màn hình, theo dõi hàng ngày. Sàn này ở Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc....mạnh lắm, người nông dân nào cũng để ứng dụng này màn hình điện thoại. Hiện thì hình như chưa có App, chỉ có web.
Ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ....họ có rất nhiều sàn giao dịch nông sản, được đầu tư rất rất mạnh như sàn giao dịch chứng khoán vậy. Mỗi tỉnh có một sàn, và 1 sàn quốc gia. Giao dịch nhỏ ví dụ vài trăm con gà thì ở sàn tỉnh, lớn cỡ 10,000 con thì lên sàn quốc gia. Sàn tỉnh giao nội tỉnh, nội vùng còn sàn quốc gia thì giao toàn quốc. Hầu như nông dân nào cũng biết sân chơi này nên không có chuyện bơ vơ làm ra không biết bán đi đâu, trừ khi không biết chữ hoặc không truy cập được mạng thì bó tay, còn lại đều đăng lên và tìm được người mua tương ứng.
Nhờ các bạn chia sẻ và hướng dẫn nông dân nước mình. Bạn nào giỏi thì làm cái App giúp họ. Nói gì thì nói, thương mại điện tử sẽ song song với thương mại truyền thống (cửa hàng, siêu thị, chợ). Trang web đây nhé các bạn:
[color=var(--blue-link)]https://htx.cooplink.com.vn/connect[/color]

[Image: 8d8a6bf4-88f3-404b-8e86-7c5294de5e67.jpg]

Nguồn: Tony buổi sáng

In mục này

  Đừng Lên Mặt Với Các Bậc Tiền Nhân Của Bạn!
Đăng bởi: martinpham - 09/10/2021, 09:39 AM - Diễn đàn: Giáo dục - Không có trả lời

Đừng Lên Mặt Với Các Bậc Tiền Nhân Của Bạn!
WGPQN
 (31.8.2021) 
– Khi đọc Cựu ước, đừng cho rằng nó sai lầm chỉ vì có những điểm không tương đồng với cảm thức đương đại.

[Image: 941ab830-41d2-452b-8302-f419d121d9ba.jpg]


Cựu ước chứa đựng nhiều luật lệ khác nhau, nhưng chúng lại không phù hợp với cảm thức hiện nay và có thể gây ra những trở ngại cho việc đọc Kinh thánh. Có một số cách để giải quyết chuyện này.
Đầu tiên, đừng cho rằng Cựu ước sai lầm chỉ vì một số lập trường của nó không tương đồng với cảm thức đương đại. Quan niệm rằng tư tưởng của chúng ta ngày nay tự động vượt trội so với tư tưởng của thế giới cổ đại, phản ánh một hình thức của lỗi ngụy biện dựa vào cái mới; cần phải chất vấn: liệu những tư tưởng hiện đại có vấn đề hay không?
So với những người thời xưa, chúng ta hưởng một cuộc sống rất nhẹ nhàng và thoải mái, vì thế thật hợp lý để chất vấn: liệu một số những quan điểm của chúng ta có thể trở nên phi thực tế hay thậm chí là suy đồi hay không?
Tiếp nữa, chúng ta cần thừa nhận rằng, một số các luật lệ bị đặt vấn đề đều nằm trong bộ Ngũ thư (các sách từ Sáng thế đến Đệ Nhị luật) và như thế, chúng phản ánh về tình trạng sơ khai của một mặc khải tiệm tiến. Chính Đức Giêsu khẳng định rằng: Môsê đưa ra một số luật lệ cho dân Israel chỉ vì họ lòng chai dạ đá (Mc 10,5). Thiên Chúa sẵn lòng khoan thứ cho một số thực hành nhất định của dân Israel trong một thời gian, cuối cùng, Người mới mặc khải toàn bộ thánh ý của Người qua Đức Kitô. Vì lẽ ấy, sự khó hiểu do một luật lệ cụ thể mang lại, thực ra lại thể hiện việc Thiên Chúa đã khoan thứ vì dân Israel chưa đạt đến tình trạng tiến triển hơn về văn hóa và tâm linh.
Thứ ba, việc đọc cẩn trọng những bản văn luật cho thấy rằng, thay vì hàm ý một sự cho phép, lề luật thực ra đang cố gắng hạn chế thiệt hại xảy ra trong một tình huống. Chẳng hạn, một số người cảm thấy bị sốc bởi những quy định nói về điều mà đàn ông Israel có thể làm khi họ bắt giữ được phụ nữ trong giao chiến và muốn cưới họ (Đnl 21,10-14), tuy nhiên, mục đích của luật này thật ra là để kiềm chế những hành vi khác của nam giới và cung cấp những sự bảo vệ cho các tù nhân nữ.
Theo đó, người đàn ông không được phép cưới người phụ nữ ngay lập tức. Có một giai đoạn chờ đợi mà người phụ nữ được ăn vận kém hấp dẫn và để tang cho cha mẹ mình, khoảng thời gian này giúp người đàn ông có cơ hội xem xét lại (Đnl 21,12-13). Bản văn cảnh báo người đàn ông, người vẫn cố muốn cưới người phụ nữ này, rằng anh ta đã “làm nhục cô ấy” (Đnl 21,14), và nếu anh ta quyết định ly dị, thì cô ta có quyền đi bất cứ đâu mình muốn, bao gồm việc quay trở lại nhà mình. Người đàn ông không được phép bán hay đối xử với cô ta như một nô lệ. Do đó, bản văn có mục đích hạn chế cách mà những người Israel đối xử với tù nhân nữ.
Thứ tư, chúng ta cần hiểu về những nguyên tắc mà lề luật đặt nền tảng trên đó. Chẳng hạn, nhiều người thời nay phê phán những tuyên bố gây ấn tượng khắc nghiệt của Cựu ước, như việc cho phép chuyện “mắt đền mắt, răng đền răng”. Tuy nhiên, hiểu cách chính xác, những đoạn văn này diễn tả về nguyên tắc công bằng và hướng đến việc tăng triển ích chung.
Ba đoạn văn đề cập đến nguyên tắc “mắt đền mắt” gồm: Xuất hành 21,22-25; Lêvi 24,17-21 và Đệ Nhị luật 19,16-21. Đoạn văn thứ nhất giải quyết tình huống những người đàn ông đánh nhau và vô tình gây thương tổn cho một phụ nữ có mang, làm cô ta sẩy thai. Đoạn văn thứ hai giải quyết việc một người đàn ông tấn công và làm thương tật người khác. Bản văn thứ ba giải quyết trường hợp một người làm chứng gian ở tòa để hãm hại người vô tội. Mỗi bản văn đều xuất hiện một qui tắc chung: “Nếu có gây tổn thương, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng,  mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết bỏng, vết thương đền vết thương, vết bầm đền vết bầm” (Xh 21,23-25).
Lưu ý rằng những đoạn văn này có mục đích để tòa án sử dụng khi một tội ác đã được thực hiện. Chúng không phải là những chỉ dẫn dạy người ta trả thù cá nhân. Mục đích của việc có một hệ thống tòa án là để ngăn con người thực hiện những hành vi này bằng cách đảm bảo cho công lý được thực thi khi bên vô tội bị làm hại.
Nếu con người tự trả thù, họ thường thực hiện điều đó cách thái quá. Chẳng hạn, một người bị gây thương tích hay nhìn thấy người mình yêu thương bị thương tổn có thể sẽ sát hại thủ phạm. Các tòa án và luật lệ tồn tại, để giữ cho điều này không diễn ra. Để thực hiện đúng vai trò của mình, các tòa án cần thực thi luật pháp cách công bằng. Nếu họ quá khoan nhượng, mọi người có thể giải quyết vấn đề theo cách của riêng mình. Do đó mới có những đoạn về “mắt đền mắt”. Chúng hướng dẫn cho các tòa án đưa ra hình phạt phù hợp với tội phạm, đây là một nguyên tắc nền tảng của công lý. Nguyên tắc này thúc đẩy công ích và trật tự xã hội bằng cách ngăn cản người khác tự tiện trả thù.
Trong một thế giới không có hệ thống nhà tù với số lượng lớn, điều này có thể được hiểu theo nghĩa đen là “mắt đền mắt”, dù nó không luôn là như vậy. Sách Dân số 35,31 định rõ: không một khoản tiền chuộc nào được chấp nhận trong trường hợp giết người. Điều này ám chỉ rằng: trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, bên phạm tội có thể trả một khoản bồi thường. Như vậy, một người có thể tránh “mắt đền mắt” nếu trao trả một khoản bồi thường thích đáng cho bên bị hại.
Công lý cũng có thể được lòng thương xót tôi luyện theo những cách khác. Vì lẽ đó mà Đức Giêsu đã khuyên các cá nhân “hãy giơ má kia nữa” thay vì cứ bám sát vào thứ công lý “mắt đền mắt” (Mt 5,38-39)                                                                               Tác giả: Jimmy Akin
[i]                                                                   Chuyển ngữ: Grêgôriô Võ Trần Nhựt[/i]
[i]                                                                      Từ: [/i]catholic.com (11.8.2021) 
                                                                             Nguồn: gpquinhon.org
 

In mục này

  ĐTC Phanxicô: Cuộc Sống Của Các Dân Tộc Không Phải Là Một Trò Chơi Giữa Các Thế Lực
Đăng bởi: martinpham - 09/10/2021, 09:17 AM - Diễn đàn: Tin thế giới - Không có trả lời

ĐTC Phanxicô: Cuộc Sống Của Các Dân Tộc Không Phải Là Một Trò Chơi Giữa Các Thế Lực
 
[Image: 2e9ec304-2471-4401-bad2-d70f39c52ebc.jpg]

   Chiều thứ Năm 07/10, Đức Thánh Cha tham dự cuộc gặp gỡ vì Hoà bình với các vị lãnh đạo tôn giáo và các nhân vật văn hóa chính trị, do Cộng đoàn thánh Egidio tổ chức tại đấu trường Colosseo, ở Trung tâm Roma. Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cuộc sống của các dân tộc không phải là một trò chơi giữa các thế lực, đồng thời kêu gọi mọi người nỗ lực thanh tẩy con tim để hoà bình tràn ngập thế giới.
Trong hai ngày 06 và 07/10, Cộng đoàn thánh Egidio đã tổ chức cuộc gặp gỡ hoà bình lần thứ 35 tại Trung tâm hội nghị Nuvola ở khu vực Eur, thuộc Roma, với sự tham dự của hơn 700 người thuộc 40 quốc gia.
Với chủ đề “Các dân tộc anh em, trái đất tương lai. Các tôn giáo và văn hóa đối thoại với nhau”, các tham dự viên đã thảo luận về cách “bắt đầu lại” theo “tinh thần Assisi”, một trong những tương quan tình bạn và đối thoại.
    Đây là cuộc gặp gỡ thứ 35, theo tinh thần cuộc gặp gỡ cầu nguyện cho hòa bình do thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II triệu tập, vào tháng 10/1986 tại Assisi.
Phát biểu trong buổi kết thúc tại đấu trường Colosseo, Đức Thánh Cha ca ngợi sự tham gia của nhiều người, điều này cho thấy cầu nguyện là “nguồn sức mạnh thầm lặng mang lại hòa bình và loại bỏ thù hận khỏi con tim”.
Ngài lưu ý, buổi cầu nguyện được cử hành ngay tại nơi trước đây từng là địa điểm của những cuộc đấu mua vui cho người khác. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta cũng có thể trở thành “khán giả của bạo lực và chiến tranh, như thể đó là một trò chơi mà chúng ta xem từ xa”.
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không được là những khán giả thờ ơ. Ngược lại, chúng ta cần đồng cảm với những người có chung khát vọng trong cuộc chiến vì hoà bình. Những gì xảy đến với anh chị em chúng ta, đều ảnh hưởng đến chúng ta. Mặc dù để nhận ra điều này cần phải can đảm”.
Theo Đức Thánh Cha, chiến tranh là một trò chơi với mạng sống con người và là một sự thất bại của chính trị và nhân loại. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của các tôn giáo trong hoàn cảnh này là “loại bỏ quân sự khỏi trái tim con người”. Ngài nói: “Là những tín đồ, trách nhiệm của chúng ta là giúp xóa bỏ hận thù khỏi trái tim con người và lên án mọi hình thức bạo lực. Chúng ta hãy thúc giục một cách rõ ràng rằng cần phải loại bỏ vũ khí và giảm chi tiêu quân sự, để cung cấp cho các nhu cầu nhân đạo, và để công cụ của cái chết được biến thành công cụ của sự sống”.
Tiếp theo, Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh đến “hòa bình”, nếu không có điều này, mọi người không thể trở thành anh chị em của nhau. Hoà bình là con đường hướng tới của mọi người thuộc mọi tôn giáo. Hòa bình đòi hỏi chúng ta phải thanh tẩy tâm hồn, vì nó không chỉ là một thỏa thuận hay một giá trị, nhưng trên hết là một “thái độ của con tim”.
Sau cùng Đức Thánh Cha khuyến khích: “Chúng ta hãy mơ về các tôn giáo chị em và các dân tộc anh em. Các tôn giáo chị em giúp các dân tộc trở thành anh em trong hòa bình, những người quản lý được hoà giải của ngôi nhà chung của thụ tạo”.
                                                                 Theo Vatican news

In mục này

  Tại sao phụ nữ cho con bú nên được tiêm vaccine COVID-19?
Đăng bởi: martinpham - 07/10/2021, 03:34 PM - Diễn đàn: Tin tức 247 - Không có trả lời

Tại sao phụ nữ cho con bú nên được tiêm vaccine COVID-19?
Cho đến hiện nay, đã có một số nghiên cứu cho thấy rằng, phụ nữ cho con bú nên được tiêm vaccine COVID-19 vì những lợi ích của nó mang lại.
Các loại vaccine COVID-19 đều khá an toàn
Trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng pha 3 của các loại vaccine COVID-19 không có nhóm phụ nữ mang thai và cho con bú. Do vậy, số liệu nghiên cứu trên nhóm người này khá hạn chế dẫn đến những động thái lưỡng lự trong thời gian qua của các tổ chức y tế về việc quyết định có nên hay không chích ngừa vaccine COVID-19 cho nhóm người này.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay, đã có một số nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ cho con bú nên được chích vaccine COVID-19 vì những lợi ích của nó mang lại.
Như chúng ta biết, một số loại thuốc không được khuyên dùng trong thời kỳ cho con bú vì chúng có thể truyền qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Ví dụ, các bà mẹ cho con bú không nên dùng aspirin liều cao; ngay cả sau khi dùng liều thấp, các bà mẹ được cảnh báo nên theo dõi trẻ về các dấu hiệu bầm tím và chảy máu. Một số loại vaccine cũng được xem là có nguy cơ cho nhóm này như vaccine ngừa sốt vàng (yellow-fever vaccine) được làm từ virus sống đã làm yếu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên các bà mẹ cho con bú không nên chích vaccine sốt vàng trong thời gian cho con bú vì lo rằng virus có thể truyền qua đường sữa mẹ và ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Tuy nhiên, các vaccine COVID-19 đang được sử dụng hiện nay cho thấy khá an toàn với bà mẹ cho con bú. Vaccine sử dụng mRNA như của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna cho thấy rất an toàn vì mRNA là phân tử không bền, rất dễ bị phân hủy sau khi đưa vào người và trình diện kháng nguyên S cho tế bào miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu của Golan ở đại học California ở San Francisco sử dụng kỹ thuật RT-PCR để kiểm tra lượng mRNA có trong sữa từ người mẹ được chích ngừa bằng vaccine của Moderna hoặc Pfizer (sau khoảng 4-48 giờ) nhưng không thấy được bất cứ lượng mRNA nào từ vaccine.
Ngoài ra, những loại vaccine được làm từ Adenovirus như AstraZeneca hoặc Jassen (Johnson & Johnson) cho đến hiện nay cũng khá an toàn vì chúng đã được biến đổi gene để không thể sinh sản trong cơ thể người và cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng có thể truyền qua sữa mẹ qua con bằng đường chích ngừa. Nói tóm lại, các thông tin khoa học cho đến hiện nay cho thấy, các loại vaccine COVID-19 kể trên khá an toàn cho các bà mẹ cho con bú.
[Image: bba52b54-e8bd-4703-9ea6-808fa69da0e3.jpg]

Lợi ích cho cả mẹ và con
Vấn đề chích vaccine cho bà mẹ đang cho con bú, ngoài vấn đề lợi ích phòng ngừa bệnh COVID-19 cho mẹ thì lợi ích còn có thể cho đứa con đang bú mẹ. Theo các nghiên cứu khoa học hiện nay, kháng thể được tạo ra từ người mẹ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có thể được truyền qua dòng sữa này để đến được đứa con.
Kháng thể trong sữa này có thể ổn định trong suốt thời gian vaccine có hiệu lực và khá tương đồng với lượng kháng thể có trong máu của người được chích ngừa.
Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học ở đại học Washington ở St. Louis cho thấy, những các kháng thể IgG, IgA kháng SARS-COV-2 có thể tìm thấy trong sữa mẹ của những người đã chích vaccine của Pfizer/BioNTech là đến 8 tháng. Một nghiên cứu khác ở Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) cũng cho thấy kết quả tương tự trên vaccine mRNA của Moderna.
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng, trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời không sản xuất được các kháng thể để chống lại vi khuẩn và virus có hại một cách hiệu quả cho đến khi chúng đạt 3 hoặc 6 tháng tuổi. Do vậy, việc cho con bú sữa mẹ trong giai đoạn này ngoài việc cung cấp dinh dưỡng còn giúp cung cấp các kháng thể để tạo một hệ miễn dịch thụ động cho bé chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn.
Trong đại dịch COVID-19, dựa trên các số liệu hiện có cho đến nay, chúng ta thấy rằng hầu hết trẻ em (dưới 18 tuổi) mắc bệnh COVID-19 với triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, trong nhóm này thì trẻ dưới 2 tuổi có tỉ lệ nhập viện cao hơn, có thể do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Do vậy, các nhà khoa học hy vọng rằng việc truyền kháng thể từ mẹ đã được chích ngừa sang cho con sẽ giúp cải thiện tỉ lệ bệnh nặng ở trẻ sơ sinh.
Tóm lại, mặc dù các nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn chưa có nhiều để làm sáng tỏ tất cả các thắc mắc liên quan đến việc chích ngừa vaccine COVID-19 ở bà mẹ đang cho con bú nhưng một số các nghiên cứu gần đây đã cho thấy tính an toàn và lợi ích cho cả mẹ và con.
Cho tới hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy điểm đáng lo ngại trong việc này, vì thế các tổ chức y tế trên thế giới vẫn đang khuyến khích bà mẹ cho con bú nên chích ngừa vaccine COVID-19 nếu đến lượt của mình và không cần phải dừng cho con bú sữa sau khi chích vaccine.
TS NGUYỄN HỒNG VŨ- VIỆN NGHIÊN CỨU CITY OF HOPE, CALIFORNIA, USA

In mục này

  5 THÓI QUEN GIÚP BẠN THÀNH CÔNG HƠN
Đăng bởi: NguyenDucManh - 07/10/2021, 06:36 AM - Diễn đàn: Giáo dục - Không có trả lời

5 THÓI QUEN BUỔI SÁNG GIÚP BẠN THÀNH CÔNG HƠN

[Image: 91c6e023-e4a6-466c-a32e-7a44b6f5e400.jpg]

[Image: 47f427d0-05c4-4731-b710-6ccbbe3a3a50.jpg]

[Image: 21dd146c-b85c-4577-86c7-e4afff3b4f23.jpg]

[Image: e0b871fb-0cc2-4a46-bf5d-6248a422de53.jpg]

[Image: 3bd913e9-0549-499f-9284-a9a6270cb302.jpg]

[Image: 7dd45828-982b-494d-a95c-30c7a4d29cfd.jpg]

Nguồn: Digital Boss Workshop VN

In mục này

  Ba mẹ Việt có đang nhầm lẫn tai hại giữa: Học Tốt và Học Giỏi?
Đăng bởi: martinpham - 06/10/2021, 08:52 PM - Diễn đàn: Giáo dục - Không có trả lời

Ba mẹ Việt có đang nhầm lẫn tai hại giữa: Học Tốt và Học Giỏi?

Hầu hết Ba Mẹ Việt Nam quan niệm:
Ăn thì phải no, học thì phải giỏi, học giỏi là phải trường chuyên, trường chuyên nhưng còn phải lớp xịn, lớp xịn là phải đỗ đại học, đại học là phải top đầu, top đầu là phải... không thất nghiệp, và không thất nghiệp... rất có thể phải "chạy" - điều mà những người giỏi thực sự không bao giờ làm. Ba mẹ chúng ta thấy đấy, rất nhiều nghịch lý luẩn quẩn hiện có trong xã hội đều ít nhiều liên quan đến một từ: GIỎI. Tuy nhiên, đã bao giờ ba mẹ nghĩ chúng ta chẳng nên cố bằng mọi giá để học quá giỏi? Dưới đây là 5 lý do mà chúng ta có thể sẽ cực kỳ "phản đối"!

[Image: 32606fb4-32e2-4a8a-96b3-747e28cc6c94.jpg]


1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo... trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khỏe yếu. Sức khỏe yếu, học giỏi vô nghĩa!


2. Để học giỏi ở Việt Nam, trẻ cần phải "học đều" - tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho trẻ để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi "Em thích làm gì nhất?", câu trả lời thường là "Em không biết". Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của trẻ thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc!


3. Để học giỏi ở Việt Nam, trẻ cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức và học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, thì sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì...? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó. Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc chúng ta tiết kiệm tài nguyên não của chính mình.


4. Để học giỏi ở Việt Nam, ít nhiều trẻ bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác. Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kĩ hơn, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy từ nhỏ trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn với việc mất tự do trong cuộc sống sau này.


5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của trẻ rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Con trẻ còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên trẻ cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần trẻ phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng trẻ những áp lực nặng nề mà chính trẻ cũng không thể biết được đâu là tới hạn. Đến khi trẻ kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học trẻ không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo, máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh.


Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc" thế là cứ nhồi con học cho đến khi họ nhận ra sự thật bẽ bàng: Học giỏi mà không hạnh phúc thì còn bất hạnh hơn học dốt mà biết cái gì là tốt.

Vấn đề nằm ngay trong chính tâm thức mỗi ông bố bà mẹ, có dám để cho con mình học dốt - học theo đúng năng lực của mình hay không, hay sợ dư luận mọi người chê cười?


Nếu con bạn là cây Tùng xin đừng đặt trong chậu, chằng đủ thứ đồ trang trí lên và gọi đó là cây Thông Noel.


Tại sao một số người không hẳn thông minh, hay được giáo dục tốt, đồng thời thiếu hiểu biết xã hội, mà lại thành công trong khi nhiều người khác thất bại?
                            Theo nhóm chuyên gia Giáo Dục Châu Á DR ERNEST WONG

In mục này

  Loại thuốc có thể thay đổi đại dịch.
Đăng bởi: martinpham - 05/10/2021, 04:55 PM - Diễn đàn: Khoa học - Công Nghệ - Không có trả lời

Loại thuốc có thể thay đổi đại dịch.
Thuốc molnupiravir của Merck, được đặt tên theo búa thần Thor, đứng trước cơ hội thay đổi đại dịch với Covid-19 nhờ khả năng cao ngăn nhập viện và tử vong.
Kết quả đầy hy vọng cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 được gã khổng lồ dược phẩm Merck công bố ngày 1/10, sau khi phân tích thử nghiệm lâm sàng thuốc molnupiravir Giai đoạn Ba với 775 bệnh nhân Covid-19. Những người tham gia mắc Covid-19 từ nhẹ tới trung bình, được coi là có nguy cơ nhưng chưa phải nhập viện vào thời điểm bắt đầu thử nghiệm hồi đầu tháng 8.
Đến ngày 29 của thử nghiệm, 7,3% số bệnh nhân trong nhóm dùng thuốc molnupiravir phải nhập viện, không có người nào tử vong. Trong khi đó, tỷ lệ nhập viện ở nhóm dùng giả dược là 14,1%, trong đó 8 người tử vong.
Hãng dược phẩm Merck thêm rằng thuốc kháng virus dạng uống molnupiravir cũng hiệu quả với các biến chủng của nCoV như Gamma, Delta và Mu. Merck đặt tên loại thuốc này theo từ "Mjölnir", chiếc búa của Thor trong thần thoại Bắc Âu.
"Với những kết quả thuyết phục này, chúng tôi lạc quan rằng molnupiravir có thể trở thành loại thuốc quan trọng, góp phần vào nỗ lực toàn cầu chống đại dịch", Robert Davis, chủ tịch kiêm CEO của Merck, nói.
Merck và công ty Ridgeback Biotherapeutics cho biết sẽ nộp đơn xin cấp quyền sử dụng khẩn cấp cho molnupiravir lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Chính phủ Mỹ được cho là sẽ nhanh chóng phê duyệt sử dụng khẩn cấp loại thuốc này, sau khi đã đặt trước mua 1,7 triệu liệu trình điều trị molnupiravir với tổng trị giá lên tới 1,2 tỷ USD.
Dây chuyền sản xuất đã được khởi động. Ridgeback Biotherapeutics và Merck dự kiến sản xuất 10 triệu liệu trình cho tới cuối năm nay. Tuy nhiên, hầu hết mọi người có thể sẽ phải đợi thêm vài tuần cho tới vài tháng trước khi được tiếp cận loại thuốc uống điều trị Covid-19 này.

[Image: 7687fc6b-e16b-4629-a960-78949a51db46.jpg]
Ảnh chụp thuốc trị Covid-19 molnupiravir được hãng dược phẩm Merck công bố ngày 17/5. Ảnh: Reuters.

Molnupiravir hoạt động gần giống như thuốc kháng virus remdesivir, loại từng được dùng điều trị Covid-19 cho cựu tổng thống Donald Trump. Những loại thuốc này khai thác một đặc điểm của virus là chúng cần nhân bản bên trong tế bào của bệnh nhân để khiến họ trở nặng. Thuốc kháng virus sẽ ngăn chặn quá trình nhân bản này, giúp bệnh nhân không diễn tiến nặng.
Remdesivir xâm nhập vào RNA của virus, làm đình trệ chu kỳ nhân bản của chúng. Trong khi đó, thuốc của Merck hoạt động bằng cách đưa các "viên gạch kiểu RNA" vào bộ gene của virus trong quá trình nó nhân lên, tạo ra vô số đột biến lỗi, làm gián đoạn quá trình nhân bản và tiêu diệt virus.
Ngăn virus nhân bản rất quan trọng bởi khi virus nhân lên càng nhiều và phá hủy tế bào của con người, bệnh nhân sẽ dễ bị trở nặng, theo Waleed Javaid, nhà dịch tễ học kiêm giám đốc kiểm soát và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm tại Mount Sinai ở New York. Ngoài ra, khi phát hiện virus trong cơ thể, hệ miễn dịch có thể hoạt động quá mức.
"Tại một thời điểm nhất định, khi cơ thể phát hiện ra loại virus chưa từng gặp, nó sẽ tung ra mọi thứ có thể để chống lại, giống như một chiếc xe tăng lao vào một mục tiêu nhỏ. Điều này giúp cơ thể loại bỏ virus, nhưng đôi khi có thể gây ra những tổn thương nguy hiểm trên khắp cơ thể", ông nói.
Những loại thuốc như remdesivir và molnupiravir được cho chỉ nhắm mục tiêu đến virus và không tác động tới tế bào của cơ thể người.
Người sử dụng cần sử dụng molnupiravir trong liệu trình 5 ngày. Tuy nhiên, hiện chưa rõ những đối tượng nào phù hợp để sử dụng loại thuốc này.
Aaron Weinberg, giám đốc quốc gia về nghiên cứu lâm sàng tại Carbon Health, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ban đầu và khẩn cấp, cho biết nghiên cứu của Merck chỉ được tiến hành trên những người đã mắc Covid-19, chưa được tiêm chủng và có ít nhất một yếu tố dẫn tới nguy cơ bị bệnh nặng. Nhóm này bao gồm những người trên 60 tuổi, bị béo phì, suy giảm miễn dịch do nguyên nhân khác, hoặc có bệnh lý nền tim phổi.
Nhà dịch tễ học Javaid cũng cho rằng nếu được FDA cấp phép, họ có thể giới hạn sử dụng loại thuốc này cho những đối tượng giống trong nghiên cứu.
Dù có nhiều loại vaccine Covid-19 hiệu quả cao giúp hệ thống miễn dịch nâng cao khả năng chống Covid-19, tỷ lệ tiêm chủng của Mỹ vẫn không đạt như kỳ vọng. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác vẫn chật vật với nguồn cung vaccine hạn hẹp, những người chưa được tiêm vẫn chiếm phần lớn số ca nhập viện và tử vong ở nhiều nước.
Do đó, phương pháp điều trị Covid-19 vẫn được xem là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch. Các loại thuốc mới như molnupiravir đòi hỏi nhiều cuộc thử nghiệm và tốn kém hơn, nhưng chúng có có thể cung cấp khả năng tiếp cận mạnh mẽ và có mục tiêu hơn, theo Umair Irfan, biên tập viên của Vox.
"Một loại thuốc như molnupiravir có thể đặc biệt hữu ích bởi nó được dùng cho giai đoạn đầu của bệnh. Nó cũng có thể giúp bệnh nhân không cần tới cơ sở y tế để tiếp nhận các phương pháp điều trị như tiêm kháng thể đơn dòng, từ đó giúp giảm nguy cơ lây bệnh cho nhân viên y tế và ngăn nguy cơ bị biến chứng liên quan tới truyền thuốc", Umair Irfan cho hay.
Việc sử dụng thuốc molnupiravir cũng được đánh giá là phương pháp rẻ hơn khi có chi phí khoảng 700 USD/ liệu trình, trong khi một liệu trình điều trị kháng thể đơn dòng có thể lên tới 2.100 USD hay có thể mất tới 3.100 USD nếu dùng remdesivir.
Vận chuyển và bảo quản thuốc viên uống cũng được cho dễ dàng hơn so với thuốc truyền, nên có thể dễ phân phối với các khu vực xa xôi có nguồn lực hạn chế. Đây cũng là lý do khiến molnupiravir có thể trở thành giải pháp chống dịch mang lại tác động lớn đối với những nơi gặp vấn đề về nguồn cung vaccine.
Merck cho biết họ đang thiết lập mức giá theo bậc cho molnupiravi, đồng nghĩa loại thuốc này có thể có mức giá thấp hơn ở những nước nghèo. Đồng thời, hãng dược phẩm cho biết đang cấp phép cho năm nhà sản xuất ở Ấn Độ để tăng nguồn cung thuốc.
Umair Irfan nhận định với những lợi thế trên, "búa thần Thor" molnupiravi có thể là một vũ khí hữu hiệu giúp nhân loại thay đổi cuộc chiến với Covid-19. Tuy nhiên, biên tập viên này cảnh báo rằng tiêm chủng vẫn là chiến thuật hiệu quả và giá rẻ để kiểm soát đại dịch. Ngay cả những loại vaccine đắt nhất cũng rẻ hơn so với hầu hết liệu pháp điều trị Covid-19. Hai liều Pfizer hoặc Moderna chỉ có giá khoảng 50 USD.
Ngoài ra, các biện pháp y tế cộng đồng khác như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, xét nghiệm Covid-19 cũng được đánh giá quan trọng và hiệu quả trong cuộc chiến với đại dịch.
"Sự xuất hiện của một loại thuốc không nên là lý do khiến chúng ta mất cảnh giác. Các biện pháp chống dịch cốt lõi hiện có vẫn rất quan trọng để kiểm soát căn bệnh chết người này", Irfan viết.

                                                     Theo Vox, National Geographic

In mục này

  HUYỆN THỐNG NHẤT TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC CHO TRƯỜNG HỌC
Đăng bởi: NguyenDucManh - 03/10/2021, 05:04 AM - Diễn đàn: Nhà tuyển dụng - Không có trả lời

HUYỆN THỐNG NHẤT TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC CHO TRƯỜNG HỌC

[Image: 55aa09fb-97bd-4cff-804d-6d91964d2f01.png]

[Image: c2c00efc-989c-47e2-b8fc-9f5344e559f3.jpg]

[Image: b4c6a970-5243-4e0f-b2a4-3b517739ee0b.jpg]

[Image: d600b3bd-4756-4e5d-9d08-ef996fba21f7.jpg]

[Image: ff7690b6-49f0-4fbc-b235-46e82223fb15.jpg]

[Image: 5ab101d3-95be-47c2-a4da-62687500fae0.jpg]

[Image: eabcefae-20af-44bc-8fd8-8d00ded12cfb.jpg]

[Image: be247cbe-23dd-4287-8706-5662c5ece834.jpg]

In mục này