Xin chào, Khách
Bạn cần phải Đăng ký trước khi đăng bài viết trên diễn đàn.

Tên đang nhập
  

mật khẩu
  





TÌm kiếm diễn đàn

(Tìm kiếm nâng cao)

Thông kê diễn đàn
» Thành viên: 59,333
» Thành viên mưới nhất: KonradHERSACT
» Chủ đề: 360
» Bài viết: 375

Thống kê đầy đủ

Thành viên Online
Hiên tại có 283 thành viên online.
» 1 Thành viên | 281 Khách
Google, KonradHERSACT

Chủ đề mới nhất
Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thá...
Diễn đàn: Ngày Quan Trọng
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
30/12/2024, 09:44 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 658
Quà tặng Giáng Sinh 3
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
21/12/2024, 08:27 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 3,372
Cảnh giác giật đồ khi đến...
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
10/12/2024, 03:18 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 1,104
Nha khoa Hoàng Kim ưu đãi...
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
23/11/2024, 02:19 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 1,416
Có thể bạn chưa biết về ý...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
14/11/2024, 02:20 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 10,384
Hoàn cảnh ra đời bản nhạc...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
28/10/2024, 12:50 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 16,184
NỖI LÒNG CỦA BẠN lại là N...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
19/09/2024, 11:25 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 22,331
TỂU SỬ- CHA ĐAMINH NGUYỄN...
Diễn đàn: Tin tức 247
Bài viết mới nhất: martinpham
24/08/2024, 07:51 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 14,261
BỔ NHIỆM GIÁM MỤC PHỤ TÁ ...
Diễn đàn: Tin tức 247
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
24/08/2024, 06:15 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 9,259
Trong cuộc sống, điều gì ...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
13/08/2024, 02:30 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 26,072

 
  HƯỚNG ĐI NÀO CHO HỌC SINH RỚT ĐẠI HỌC
Đăng bởi: NguyenDucManh - 19/09/2021, 08:51 PM - Diễn đàn: Chuyện nghề - Không có trả lời

HƯỚNG ĐI NÀO CHO HỌC SINH RỚT ĐẠI HỌC
     Đến thời điểm này, các trường Đại học đã công bố kết quả tuyển sinh. Một phần lớn học sinh đã không thể vào đại học, thông qua 2 video clip thực tế trải nghiệm của bản thân, chia sẻ cùng các bạn học sinh vừa rớt đại học, đồng thời đưa ra một số hướng đi cho các em 2k3, 2k4, 2k5,...
1. https://www.youtube.com/watch?v=Y8ZfmnqVRxY : Rớt đại học & Đánh giá năng lực
2. https://www.youtube.com/watch?v=KLO6LTRn...xd&index=2 : Hướng nghiệp sáng tạo khởi nghiệp
Cuộc sống luôn luôn cho mình cơ hội mới, một cánh cửa đóng lại, sẽ có cánh cửa khác mở ra. Chúc các em luôn suy nghĩ tích cực nhé!

[Image: c17bc473-fd20-4810-8e0f-1238afb64af3.jpg]




Ảnh: Internet

In mục này

  SUY NGHĨ TÍCH CỰC : HOÀN CẢNH VÀ CƠ HỘI
Đăng bởi: NguyenDucManh - 19/09/2021, 05:37 AM - Diễn đàn: Tin tức 247 - Không có trả lời

[Image: e9b9f84e-11f1-419b-9711-6c2ae16413cd.jpg]
Nguồn: TGP Sài Gòn

In mục này

  Công bố đánh giá mức độ nguy cơ lây nhiễm theo cấp xã/phường toàn tỉnh Đồng Nai
Đăng bởi: martinpham - 17/09/2021, 08:55 PM - Diễn đàn: Tin tức 247 - Không có trả lời

Công bố đánh giá mức độ nguy cơ lây nhiễm theo cấp xã/phường toàn tỉnh Đồng Nai

Màu đỏ: Nguy cơ rất cao
Màu cam: Nguy cơ cao
Màu vàng: Nguy cơ
Màu xanh: Trạng thái "Bình thường mới"
[Image: b0fe2584-7935-48ce-8b48-dcdca5d00dac.jpg]


Nguồn: CDC Đồng Nai

In mục này

  Đồng Nai lên phương án 'sống chung với dịch'
Đăng bởi: martinpham - 17/09/2021, 03:46 PM - Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm - Không có trả lời

Đồng Nai lên phương án 'sống chung với dịch'
Theo Bí thư Đồng Nai, tỉnh phải lên phương án "sống chung với Covid-19", còn cứ sợ "đóng cửa mãi" khiến người dân khó khăn, không kế sinh nhai, kinh tế trì trệ.
Thông tin được Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đưa ra trong cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 Đồng Nai sáng 17/9. Buổi làm việc để lãnh đạo tỉnh nghe phân tích, đánh giá từ sở ban ngành và địa phương nhằm chuẩn bị "mở cửa" vào ngày 20/9.

[Image: kiem-soat-dich-5850-1631855030.jpg?w=680...2Uyj8wZ5hw]

Một chốt kiểm soát vùng xanh ở huyện Thống Nhất. Ảnh: Thái Hà

Theo ông Lĩnh, với tình hình dịch diễn biến phức tạp và thực tế lây lan nhanh của biến chủng Detal, Đồng Nai phải chấp nhận sống chung với Covid-19. Tuy nhiên, tỉnh cần có phương án phù hợp, sống chung nhưng không đồng nghĩa để dịch bùng phát quá sức chịu đựng của xã hội, quá tải với hệ thống y tế.
Người dân cần có tâm lý trong cộng đồng luôn xuất hiện Covid-19 và chính quyền phải chủ động kiểm soát tốt. Các địa phương cần chuẩn bị tâm thế cho người dân, doanh nghiệp thích nghi, sống chung với dịch.
"Chấp nhận rủi ro với cộng đồng để rồi xử lý và kiểm soát, chứ nếu sợ cứ đóng hết dân thở không được, mất kế sinh nhai, kinh tế trì trệ, đời sống ngày càng khó khăn, kiệt quệ", ông Lĩnh nói.
Để sống chung với Covid-19, Bí thư Đồng Nai cho rằng cần làm tốt 5 vấn đề: Kiểm soát không để dịch bùng phát; điều trị tốt, giảm ca tử vong thấp nhất có thể, nâng cao năng lực điều trị; tăng cường tiêm vaccine, coi đây là "áo giáp" cho người dân; đảm bảo an sinh giúp người dân vượt qua khó khăn; kiện toàn hệ thống y tế xã phường, y tế tư nhân phải cùng với y tế nhà nước.

[Image: 1bandocoviddongnai-3536-1631864521.jpg?w...qLZQGdOmNA]

Bản đồ đánh giá mức độ nguy hiểm của Covid-19 tại Đồng Nai. Ảnh: Sở Y tế tỉnh

Theo bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, để chuẩn bị trở lại trạng thái bình thường mới từ ngày 20/9, tỉnh đánh giá TP Biên Hòa đang ở nguy cơ rất cao (vùng đỏ), 4 huyện Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom có nguy cơ cao (vùng cam), huyện Thống Nhất ở vùng nguy cơ (vùng vàng) và 5 huyện Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán, Cẩm Mỹ và TP Long Khánh trạng thái bình thường mới (vùng xanh). Đến nay toàn tỉnh có 1,7 triệu người tiêm mũi nhất, hơn 90.000 người tiêm đủ hai mũi.
Từ 0h ngày 20/9, Đồng Nai sẽ thực hiện kế hoạch "mở cửa", nới lỏng giãn cách cho "vùng xanh" phục hồi kinh tế xã hội dựa theo 2 tiêu chí tỷ lệ phủ vaccine và mức độ nguy cơ theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
Lộ trình trở lại bình thường mới do UBND cấp huyện, thành phố quyết định. Việc "mở cửa" được tiến hành từng bước và đảm bảo tuyệt đối an toàn; một tuần sẽ đánh giá và cập nhật tình hình dịch, mức độ nguy cơ.
Người dân "vùng xanh" tùy vào tỷ lệ tiêm vaccine sẽ áp dụng các Chỉ thị 15 nâng cao, Chỉ thị 19 nâng cao và bình thường mới. Điều kiện kèm theo là người dân "vùng xanh" tiêm đủ liều vaccine hoặc đã điều trị khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 180 ngày. Người dân từ "vùng xanh" được đi qua "vùng xanh" khác.
Người dân 3 "vùng đỏ, cam, vàng" vẫn thực hiện theo Chỉ thị 16 nâng cao, bao gồm duy trì các hoạt động phong tỏa, dừng các dịch vụ không thiết yếu, hoạt động tôn giáo, tham quan du lịch, các sự kiện ngoài trời...
Hôm nay, Đồng Nai ghi nhận 309 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc ở đợt bùng phát dịch thứ tư hơn 38.100, trong đó gần 18.000 người khỏi bệnh, 341 ca tử vong. Hiện, hơn 19.800 bệnh nhân được theo dõi, điều trị.

                                                      nguồn: vnexpress

In mục này

  SÁCH: 20 BÍ QUYẾT LÀM GIÀU TỪ KINH MÂN CÔI
Đăng bởi: NguyenDucManh - 14/09/2021, 02:42 PM - Diễn đàn: Chuyện nghề - Không có trả lời

[color=var(--primary-text)]SÁCH: 20 BÍ QUYẾT LÀM GIÀU TỪ KINH MÂN CÔI.[/color]

[Image: 89e9622c-914a-4fcd-9cab-ee6ce268ae88.jpg]



[color=var(--primary-text)]Trước khi giới thiệu cuốn sách này đến cộng đoàn, chúng con đã gửi nó đến hơn 30 cô chú anh chị doanh nhân Công giáo để xin tham khảo ý kiến, và nhận được nhiều đánh giá tích cực.[/color]
[color=var(--primary-text)]Chắc hẳn không ít người sẽ ngạc nhiên bởi trước nay chưa từng nghĩ đến việc tìm được bài học làm giàu trong lời kinh đơn sơ quen thuộc. Nhưng mầu nhiệm Mân Côi quá sức diệu kỳ, với sức mạnh bao trùm mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có những bí quyết thành công và hạnh phúc.[/color]
[color=var(--primary-text)]Làm giàu là mong muốn chính đáng của bất cứ ai, tất nhiên trong đó có cả người Công giáo. Nhưng để sự giàu có được bền vững và thiện lương thì cần có ánh sáng Thần Khí hướng dẫn, để đồng tiền không khiến mờ mắt kẻ tham lam. Kinh Mân Côi chính là ánh sáng chỉ đường đó![/color]
[color=var(--primary-text)]Cuốn sách nhỏ này không chỉ dành cho người làm chủ, nhưng ngay cả những người làm công cũng sở hữu cơ hội giàu có từ vị trí của mình.[/color]
[color=var(--primary-text)]Mong quý vị hãy đọc thật kỹ và chia sẻ cuốn sách đến những người đang cần 20 bí quyết này.[/color]
[color=var(--primary-text)]Xin gửi đến quý vị 3 đường link để tải sách:[/color]
[color=var(--primary-text)]- Bản đọc trên điện thoại: [color=var(--blue-link)]https://bitly.com.vn/0xxxxr[/color][/color]
[color=var(--primary-text)]- Bản đọc trên máy tính: [color=var(--blue-link)]https://bitly.com.vn/zg0cq5[/color][/color]
[color=var(--primary-text)]- Bản epub: [color=var(--blue-link)]https://bitly.com.vn/sk7n8y[/color][/color]
[color=var(--primary-text)]Rất mong nhận được sự góp ý của quý vị để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.[/color]
[color=var(--primary-text)]Trân trọng: Giuse Trần Ngọc Thiện.[/color]

[color=var(--primary-text)]Nguồn: Kỹ năng sống Công Giáo[/color]

In mục này

  CARITAS XUÂN LỘC - HẠT GIA KIỆM
Đăng bởi: NguyenDucManh - 12/09/2021, 01:08 PM - Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm - Không có trả lời

CARITAS XUÂN LỘC - HẠT GIA KIỆM

[Image: baa5cf37-7ac2-4ba5-8121-1d818ae4d8f0.jpg]

Người viết tóm lược lịch sử hình thành Caritas Giáo phận Xuân Lộc từ trang giaophanxuanloc.net như sau:


[b]1.    Quá trình hình thành[/b]
Trước năm 1975 mỗi giáo phận đều có Caritas Giáo phận. Tại Giáo phận Xuân Lộc, năm 1966 Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn cho thành lập Caritas Xuân Lộc để phục vụ người nghèo, người đau ốm, người già neo đơn, trẻ em cô nhi, khuyết tật, nạn nhân chiến tranh… và bổ nhiệm hai Cha đặc trách Ủy ban bác ái Xã hội gồm Cha Phaolô Nguyễn Quang Hiền - Giám đốc và Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh - Phó Giám đốc.
Tháng 09.2001, Hội đồng Giám Mục Việt Nam thành lập Ủy Ban bác ái Xã hội trực thuộc HĐGMVN, và mời gọi các Giáo Phận thành lập Ban bác ái Xã hội trực thuộc Tòa giám mục, để phục vụ người nghèo, bệnh tật, neo đơn và cứu trợ các nơi bị thiên tai. Đầu năm 2002, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Giám mục chánh tòa Giáo phận Xuân Lộc đã thành lập Ban bác ái Giáo phận với tôn chỉ và mục đích theo Ủy Ban bác ái Xã hội thuộc HĐGMVN, đồng thời Đức Cha Phaolô Maria bổ nhiệm Cha Giuse Nguyễn Văn Uy – Trưởng Ban.
Ngày 02.07.2008 Nhà nước đã chấp thuận cho HĐGMVN, qua đơn đề nghị của Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám mục giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch Ủy Ban Bác Ái Xã Hội - Hội Đồng Giám mục Việt Nam được phép hoạt động Hội đòan Caritas Việt Nam và các Hội đoàn Caritas tại 26 giáo phận. Ba tháng sau, Caritas Việt Nam đã ra mắt tại Tòa Giám Mục xuân Lộc và từ đây Ban Bác Ái Xã Hội của mỗi giáo phận được gọi là Ban Bác ái Xã Hội – Caritas với tên của giáo phận đi kèm.

[b]2.    Đôi nét sinh hoạt hiện nay[/b]
Các hoạt động của Ban BAXH – Caritas luôn trung thành với tinh thần bác ái của Caritas Giáo hội là “phục vụ người nghèo”. Để chu toàn sứ mạng cao quý này, ngay từ những ngày đầu thành lập, ban BAXH – Caritas Xuân Lộc đã định hướng cho mình là: Thành lập cơ cấu nhân sự để phục vụ; Xác định những công tác phục vụ phù hợp và vận động cộng đồng giáo phận cùng tham gia; Thiết lập các cơ sở Bác ái để phục vụ lâu dài và có hiệu quả. Cùng với những nhu cầu bác ái tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội, Ban Bác Ái Xã Hội Giáo phận đã cố gắng trong các công việc nhằm:
-    Phát huy tình yêu thương bác ái, liên đới không chỉ giữa các Kitô hữu nhưng là giữa mọi người trong xã hội.
-    Giúp đỡ cụ thể bằng vật chất và tinh thần trong các trường hợp khẩn cấp (thiên tai, bão, lũ...)
-    Giảm tỉ lệ người nghèo đói và bài trừ các tệ nạn xã hội.
-    Hướng dẫn những người thiện trí phương thức thực hiện việc bác ái tại Giáo xứ.
[b]3.   Cơ cấu nhân sự của ban BAXH – Caritas Giáo phận[/b]



[Image: c46c4f42-4e99-4528-ab37-7fac7b830e57.jpg]

-    Linh mục giám đốc ban BAXH – Caritas giáo phận: Giuse Nguyễn Văn Uy, Chánh xứ Lai Ổn, Hiệu Trưởng trường Trung cấp nghề Hòa Bình.

-   Cha Giuse Nguyễn Mạnh Cường, Chánh xứ Lộ Đức, Phó Ban Bác Ái Xã Hội
-    Văn phòng ban BAXH – Caritas giáo phận: Có ít nhất 2 nhân viên làm việc toàn thời gian và bán thời gian.
-    Theo tổ chức riêng của giáo phận Xuân Lộc: Mỗi giáo hạt có Cha đặc trách bác ái xã hội. Mỗi dòng tu có tu sĩ phụ trách bác ái xã hội. Mỗi giáo xứ có ông Phó ngoại phụ trách bác ái xã hội.


4. Caritas Hạt Gia Kiệm hiện nay do cha Trường phụ trách, những nhà hảo tâm nào muốn đóng góp xin liên hệ thông tin của cha như sau:

[Image: 87188138-6743-498a-8157-c3d51f9c7033.jpg]

Ngay khi tổ chức cuộc thi " Nét đẹp thiện nguyện Gia Kiệm 2021" chúng mình có cam kết sẽ dùng số tiền vận động được từ doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ sẽ trích một phần trả thưởng cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải, một phần ủng hộ cho Caritas Hạt Gia Kiệm. Nhưng do dịch bệnh nhóm Gia Kiệm News không thể đi vận động các nguồn hỗ trợ được (chỉ có 2 cá nhân cô Nga, bạn Sơn ủng hộ tổng cộng 600k), chúng mình góp thêm một chút nữa ủng hộ cho Caritas Hạt Gia Kiệm và cháo 0 đồng. 



[Image: 4161af84-9615-4ebc-a264-6ed321d9c589.jpg]




Mong rằng sẽ có thêm nhiều nhà hảo tâm cùng chung tay góp phần cho quỹ Caritas Hạt Gia Kiệm có kinh phí hỗ trợ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch.
Trong tương lai, khi có nguồn thu nhập từ quảng cáo chúng mình sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc thi và ủng hộ cho Caritas Hạt Gia Kiệm.

In mục này

  CÂU CHUYỆN CON CÁ VÀ CẦN CÂU MINH HỌA CHO CHIẾC KIỀNG 3 CHÂN MST
Đăng bởi: NguyenDucManh - 10/09/2021, 02:51 PM - Diễn đàn: Chuyện nghề - Không có trả lời

[Image: 3c364449-76c9-4b20-b065-372d883bb416.jpg]

CÂU CHUYỆN CON CÁ VÀ CẦN CÂU MINH HỌA CHO CHIẾC KIỀNG 3 CHÂN MST


Sự học của một người nhằm phát triển bản thân, nghề nghiệp hay ngay cả việc giúp đỡ người nghèo trong hoàn cảnh khó khăn đều phải suy nghĩ về MST (mình hay gọi vui đó là Mã Số Thuế cho dễ nhớ). Vậy MST là gì ? Trước hết xin đọc câu chuyện sau:
      Ngày xưa tại một làng chài nọ, có một thanh niên chuyên nghề đi câu cá kiếm sống để nuôi vợ con, trên đường về thấy một người ăn xin hình như đã đói khát năm ba ngày, với vẻ mặt tiều tụy khốn khổ. Chàng thanh niên thương tình, bắt trong giỏ cá của mình vừa đi câu về, cho người ăn xin một con cá.
      Người ăn xin đã nướng ăn và tạm thời qua cơn đói khát. Chàng thanh niên về đến đầu xóm vui vẻ kể lại câu chuyện mình đã làm được một việc thiện ích để cứu một người hoạn nạn. Khi nghe nói như thế, anh bạn hàng xóm lắc đầu và nói rằng, việc làm của anh như vậy chưa chắc là đã giúp cho người kia sống tốt hơn. Cho con cá chỉ là bước đầu để giúp người kia qua cơn đói khát, đó là điều tốt, nhưng cậu hãy nên cho người ăn xin cái cần câu, để ông ta tự mình đi câu kiếm sống hằng ngày mới được.
       Ngày hôm sau chàng thanh niên đó rủ thêm anh bạn hàng xóm cùng đi câu cho vui để có người tâm sự chuyện trò. Khi trở về, hai người gặp lại người ăn xin kia đang nằm chèo queo bên vệ đường với vẻ mặt hốc hác. Chàng thanh niên thấy thế tội nghiệp quá, liền cho người ăn xin cá và anh hàng xóm thì cho người ăn xin cái cần câu.
Cả hai trên đường đi về nhà trong tâm trạng hân hoan vui vẻ vì đã làm được một việc thiện ích. Trong lúc hai người đang hào hứng bàn tán sôi nổi về việc nên cho con cá hay cái cần câu, thì họ lại gặp một người đi đường khác, liền kể sự việc cho người đó nghe và mong rằng anh ta góp ý dùm. Anh bạn này lại lắc đầu nói như thế là không được hoàn mỹ cho lắm.
Các cậu làm như vậy vẫn chưa là giải pháp tốt nhất. Cho người ăn xin con cá hoài thì họ sẽ ỷ lại mà không chịu siêng năng làm việc? Còn cho họ cái cần câu rồi mà không chỉ cho ông ta, cách câu như thế nào để ông ta câu được nhiều cá. Nếu như vậy sẽ không giúp người đó thể hiện lòng tự trọng và tích cực siêng năng làm việc để kiếm miếng ăn.
     Cuối cùng ba người cùng kết bạn với nhau và ngày hôm sau cả ba người cùng tiếp tục đi câu cá. Khi trở về, ba người vẫn gặp người ăn xin đang nằm cheo queo, bỏ chiếc cần câu nằm kế bên.
Chàng thanh niên trẻ nhất, lại tiếp tục cho người ăn xin cá, còn anh bạn hàng xóm sửa lại cái cần câu, anh bạn mới thì nói về phương pháp câu cá một cách chi tiết và tỉ mỉ, từ mắc mồi câu cho đến phương pháp câu từng loại cá….
Lần này có khác hơn, cả ba trở về trong tâm trạng đầy phấn khởi lạc quan, tin chắc rằng từ nay trở về sau người ăn xin sẽ không còn sợ bị chết đói nữa. Trên đường đi về ba người lại gặp ông già thông thái, một người từng trải nghiệm và đã gắn bó cả cuộc đời với nghề đi câu, cả ba hào hứng kể lại câu chuyện người ăn xin.
      Nhà thông thái ngẫm nghĩ một lát rồi lắc đầu nói: “Các cậu đã làm những việc như thế rất hợp đạo làm người, thế nhưng ta vẫn nghĩ người ăn xin kia vẫn bị đói khát như thường, vì quan niệm sống của họ quá thiển cận và bi quan. Và chắc chắn người ăn xin đó vẫn chịu đói khát bởi thói quen chấp nhận số phận đã an bài. Các cậu biết nguyên nhân vì sao không?
Cả ba chàng thanh niên đều ngơ ngác, mong nhà thông thái giải thích cho tường tận dùm. Nhà thông thái vừa cười, vừa nói:
      Thứ nhất là người ăn xin quen sống với nghề này nhiều năm, nó đã ngấm vào xương máu và tủy của ông ta, đó là thói quen thâm căn cố đế của một số người quan niệm rằng số mình như vậy, nên không cần phải siêng năng làm lụng, bươn chải để kiếm miếng ăn.
Chính vì vậy, ta phải hướng dẫn cho ông ta cách suy nghĩ về quan niệm sống bằng cách tin sâu nhân quả, tin chính mình quyết định cuộc đời?
      Thứ hai là, ai cũng có thể biết không phải cứ thả mồi xuống là đã có cá liền, đôi khi phải kiễn nhẫn câu cả tiếng, cả buổi…có khi cả ngày không được con nào.
Muốn câu được cá, người đó phải kiên trì bền bỉ để đạt được mục đích.
     Thứ ba là có một yếu tố cực kỳ quan trọng, tại sao cả đời ông ta chỉ đi ăn xin, đó chính là niềm tin mù quáng của ông ta đối với số phận của mình.
Có lần tôi hỏi anh ta. Sức khỏe của ông vẫn dồi dào như vậy, tại sao không học một nghề gì đó để kiếm sống hoặc có thể đi câu cá cùng với mọi người?
     Ông ta không cần suy nghĩ liền trả lời ngay: “Ông và người khác giỏi, tôi không thể nào theo ông được, tôi sinh ra là đã mang thân phận của kẻ ăn xin rồi, cha mẹ tôi ngày trước cũng làm nghề cái bang, số tôi khổ từ trong bụng mẹ, tôi đành chấp nhận số phận đã an bài!
Câu chuyện được dừng lại nơi đây, để mọi người cùng suy nghĩ mà tìm ra giải pháp giúp đỡ người ăn xin kia thay đổi quan niệm sống. Thái độ sống phải được rèn luyện thường xuyên nhờ sự định hướng đúng đắn, bởi tác động của gia đình người thân, nhà trường và xã hội, không thể ngày một ngày hai mà có được, và tự thân mỗi người phải kiên trì bền bỉ theo đuổi mục đích cho đến khi thành công viên mãn.
Con cá hay Cần câu đều không quan trọng bằng việc thay đổi bản thân chính mình!
Qua câu chuyện trên, chúng ta rút ra một bài học quý báu về cuộc đời, mỗi người tuy theo sự huân tập mà có quan điểm sống khác nhau. Hạng người thứ nhất quá bi quan nên chấp nhận số phận đã an bài, chính vì vậy họ không siêng năng tích cực làm việc, bởi họ nghĩ rằng số họ đã nghèo, có cố gắng cho mấy cũng lại nghèo thôi.
    Nếu chúng ta nói số phận con người là cố định, không thể thay đổi được thì người giàu sẽ ỷ lại, họ sẽ hưởng thụ ăn chơi sa đọa đến khi phước hết, họa đến làm sao trở tay cho kịp, rồi than phân trách phận, oán trời trách đất, đổ thừa tại bị thì là… Còn người nghèo thì lại nghĩ rằng, dù có siêng năng, tinh cần cũng mất công vô ích cho nên chẳng cần phấn đấu vươn lên làm mới lại chính mình, cuối cùng nghèo lại càng nghèo thêm.
 Nếu như ai sống mà chấp nhận số phận đã an bài thì khó lòng mà vươn lên làm mới lại chính mình. Như bản thân chúng tôi nếu không có ý chí và nghị lực làm lại cuộc đời, thì tôi đã rũ xương trong lao tù nghiện ngập vì thói quen đam mê dính mắc trong mê muội. Những người chấp nhận số phận đã an bài, là do thấy biết sai lầm không chịu tích cực tư duy, trước ai làm sao thì mình bắt chước làm vậy, đành chấp nhận cuộc đời trong tối tăm mờ mịt.
_________________________
Muốn trở thành người thắng cuộc - Chiến thắng số phận, chiến thắng chính bản thân mình và người khác nữa. Trước hết phải học cách tư duy như một người chiến thắng.
(Sưu tầm từ Sống xứng đáng)



[Image: 32a0a6db-9581-4be1-8ce0-46dc046649d6.jpg]
                                                  "Dù ai nói ngả nói nghiêng

                                           Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
                                                                (Ca dao)


Mindset, skillset, toolset là gì?

Bộ ba mindset, skillset, toolset là khái niệm được Stepen R. Covey, một nhà giáo dục nổi tiếng thế giới, đề cập trong cuốn sách “7 thói quen hiệu quả” (The 7 Habits for Highly Effective People) của ông. Các khái niệm này được định nghĩa như sau:

  1. Mindset (tư duy): Cách bạn nhìn và nhận thức về thế giới xung quanh, bao gồm những niềm tin và suy nghĩ sẽ quyết định hành vi và quan điểm sống của bạn, cũng như cách bạn diễn giải và phản ứng với các tình huống trong đời sống.

  2. Skillset (kỹ năng): Cách bạn hành động và cư xử dựa trên năng lực, kiến thức và hiểu biết của bạn, cũng như động lực để sử dụng khả năng của bạn.

  3. Toolset (công cụ): Những cơ chế giúp bạn phát triển kỹ năng và đạt được mục tiêu. Đây có thể là bất kỳ công cụ, phương pháp, kỹ thuật, mô hình, hướng tiếp cận nào tạo ra giá trị trong lĩnh vực bạn chọn.

     Trong bộ ba mindset, skillset, toolset, mỗi yếu tố đều là mỗi chân kiềng tương quan và bổ trợ lực cho nhau. Có sự hỗ trợ của công cụ (toolset), bạn sẽ làm việc nhanh và hiệu quả hơn, có tính hệ thống và kết nối hơn. Có kỹ năng (skillset) để biết dùng công cụ, bạn sẽ biết cách làm tốt việc cần làm và xử lý công việc hiệu quả hơn để tránh lãng phí nguồn lực. Có tư duy (mindset) để nhận thức đúng, bạn mới có thể làm ra kết quả đúng và tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như nguồn lực hơn so với người khác. Tư duy đúng sẽ dựa trên một quá trình bạn liên tục thử – sai – sửa sai – và rút kinh nghiệm để làm sao cho đúng.

Trong nấc thang phát triển hay hình thành một kỹ năng, thứ bậc của bộ ba này sẽ theo trình tự như sau: toolset –> skillset –> mindset.  Trong đó, cơ chế hoạt động của bộ ba này như sau: 
  • Sử dụng toolset (VD: con dao, chiếc ô tô,...) thuần thục thì sẽ tạo thành skillset (VD: kỹ năng dùng dao, kỹ năng lái ô tô,...)

  • Skillset + toolset, sau một thời gian lặp đi lặp lại liên tục sẽ tạo thành mindset. (VD: Từ thợ học việc sau một thời gian rèn luyện trở thành chuyên gia đầu bếp)

  • Khi sở hữu mindset và có skillset, ta sẽ quay lại tối ưu toolset.

  • Khi cả ba được nâng dần lên, đến một lúc nào đó, ta chỉ cần mindset mà không cần skillset + toolset (vì đã có người làm thay ta) – cấp độ quản lý/chuyên gia. (Tư duy của chuyên gia đầu bếp khác với anh thợ học việc)
    (Nguồn: nguyenthanhlinh.com)
       Ngày nay, đã qua rồi thời kỳ cá lớn nuốt cá bé, mà là cá nhanh nuốt cá chậm. Ví dụ: Apple, Samsung đã nuốt Nokia. Đại dịch Covid-19 xảy ra chung với cả thế giới, bạn chấp nhận là "cá chậm" để bị nuốt hay thay đổi, thích nghi thành "cá nhanh" điều đó tùy vào sự tự do lựa chọn và tự chịu trách nhiệm của chính bạn.

In mục này

  Học ngoại ngữ để thêm chiếc cần câu cơm, học kỹ năng để tự lập, sinh tồn
Đăng bởi: NguyenDucManh - 10/09/2021, 01:27 PM - Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm - Không có trả lời

Ngày nay, ai cũng biết việc học ngoại ngữ sẽ giúp gia tăng cơ hội việc làm, tăng thu nhập, tăng khả năng tiếp thu kỹ năng mới,... Lực lượng lao động 5 xã vùng Kiệm Tân rất dồi dào, cần lắm nâng cao trình độ ngoại ngữ tiếng Anh, Hoa,...và các kỹ năng thiết yếu nhằm sinh tồn trong hoàn cảnh biến động lớn của đại dịch Covid-19. Gia Kiệm News giới thiệu như sau:
1. Trường ngoại ngữ Elite Global: Đặc biệt đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng sống giúp trẻ tự lập, sinh tồn trong thời đại 4.0

[Image: 4f1e5437-6617-439e-886b-c5cb1442b2c7.png]

[Image: fd067f03-1efa-4a87-ba80-a36292c876fa.jpg]

[Image: b5ed97fb-07b9-4e22-9f85-cb3b1e2ca50b.png]

2. Lớp học tiếng Hoa Gia Kiệm của cô Duyên - Đức Huy



[Image: 1b05b4a6-3604-4a1e-b38a-76bf22822670.jpg]

In mục này

  TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ DỐC MƠ
Đăng bởi: NguyenDucManh - 10/09/2021, 07:01 AM - Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm - Không có trả lời

[Image: a04f31c0-b511-4b67-9c61-334dc3de6ea8.jpg]

TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ DỐC MƠ 


Phát trực tuyến thánh lễ mỗi ngày, cập nhật những thông tin sinh hoạt trong giáo xứ và nhiều thông tin khác có ích lợi cho giáo dân

[Image: b69d81b9-370f-4cfb-ac24-7105314cc0b3.jpg]


[Image: bca26697-f2f9-4d4b-8b7e-1623227ddc45.jpg]

In mục này

  CHÁO 0 ĐỒNG CHO CỤ GIÀ, TRẺ NHỎ TRONG KHU CÁCH LY
Đăng bởi: NguyenDucManh - 10/09/2021, 06:50 AM - Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm - Không có trả lời

CHÁO 0 ĐỒNG CHO CỤ GIÀ, TRẺ NHỎ TRONG KHU CÁCH LY

[Image: ca014e31-7c73-4a89-9576-52175182f8ed.jpg]




Từ khi dịch bệnh bùng phát tại 5 xã vùng Kiệm Tân, bạn Anh Nguyen đã miệt mài nấu cháo ủng hộ cho cụ già, trẻ nhỏ trong khu cách ly. Xin các nhà hảo tâm tiếp tục hỗ trợ bạn ấy một chút gạo, thịt, mắm muối để tâm nguyện phục vụ "Cháo 0 đồng" được lâu dài và lan tỏa xa hơn. 
Liên hệ: Fb Anh Nguyen, Sđt: 0382.530.776

[Image: fa0f55c8-11c8-4238-be3a-1725a7e421fd.jpg]

In mục này