Xin chào, Khách |
Bạn cần phải Đăng ký trước khi đăng bài viết trên diễn đàn.
|
Thành viên Online |
Hiên tại có 379 thành viên online. » 1 Thành viên | 377 Khách Google, FrillockRhide
|
Chủ đề mới nhất |
Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thá...
Diễn đàn: Ngày Quan Trọng
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
30/12/2024, 09:44 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 658
|
Quà tặng Giáng Sinh 3
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
21/12/2024, 08:27 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 3,362
|
Cảnh giác giật đồ khi đến...
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
10/12/2024, 03:18 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 1,103
|
Nha khoa Hoàng Kim ưu đãi...
Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
23/11/2024, 02:19 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 1,416
|
Có thể bạn chưa biết về ý...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
14/11/2024, 02:20 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 10,342
|
Hoàn cảnh ra đời bản nhạc...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
28/10/2024, 12:50 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 16,166
|
NỖI LÒNG CỦA BẠN lại là N...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
19/09/2024, 11:25 AM
» Trả lời: 0
» Xem: 22,286
|
TỂU SỬ- CHA ĐAMINH NGUYỄN...
Diễn đàn: Tin tức 247
Bài viết mới nhất: martinpham
24/08/2024, 07:51 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 14,253
|
BỔ NHIỆM GIÁM MỤC PHỤ TÁ ...
Diễn đàn: Tin tức 247
Bài viết mới nhất: NguyenDucManh
24/08/2024, 06:15 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 9,244
|
Trong cuộc sống, điều gì ...
Diễn đàn: Giáo dục
Bài viết mới nhất: martinpham
13/08/2024, 02:30 PM
» Trả lời: 0
» Xem: 26,071
|
|
|
CHUYỆN RAU CẦN GIA KIỆM |
Đăng bởi: NguyenDucManh - 09/09/2021, 04:52 PM - Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
- Không có trả lời
|
|
CHUYỆN RAU CẦN GIA KIỆM
Không biết từ lúc nào, nhưng hơn chục năm lại đây, quê tôi - vùng Kiệm Tân, Giáo phận Xuân Lộc trồng rau cần nước phát triển rất mạnh, mỗi ngày tăng thêm diện tích. Có lẽ do người ta chuyển kỹ thuật cho nhau, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, thu nhập tốt hơn các loại cây trồng khác nên nội vùng có gần trăm hécta diện tích rau cần.
Là loại rau thông thường trên bàn ăn mỗi gia đình, có thể chế biến thành nhiều món: Xào tỏi, xào bò, rau ăn lẩu, làm gỏi, muối chua với giá, rau răm…thậm chí người ta chỉ cần rửa sạch, ăn sống loại rau nhiều dinh dưỡng và khá rẻ.
Rau cần đặc thù ngâm mình trong nước và rễ cắm dưới bùn như sen. Từ lúc xuống giống, sau nhiều lần “canh nước” ra vào: Lúc bơm ngập ruộng thành các ao, chỉ để cách ngọn hơn chục cm, lại có thời điểm tháo nước chỉ để lưng chừng thân rau bón phân thuốc, và trồng rau cần thì phải tuyệt đối đảm bảo nguồn nước sạch bởi nếu nước ô nhiễm rau không thể phát triển.
Rau cần nước ngay thu hoạch cũng khác những loại rau khác. Do thân non mọng với cả “cuộc đời” trầm mình trong nước, nên khi nhổ lên bờ vẫn phải duy trì xấp nước thì rau mới tươi, ngon và đảm bảo độ giòn khi chế biến. Thế nên thu hoạch khỏi ruộng phải được đem ngay đến “vựa” (đại lý/mối), rồi giao đến các điểm bán lẻ khác bảo quản. Tùy các mối buôn chợ buổi nào, mà nhà vườn phải đáp ứng thu hoạch theo giờ hẹn lấy. Có khi 12 giờ đêm các thửa ruộng đã chong đèn rực sáng, tất bật “lên rau” (từ địa phương chỉ công việc thu hoạch) để chập sáng rau sẵn sàng đến các chợ, cũng có khi suốt ngày nông dân ngâm mình trong nước nhổ, rửa, bó rau để đầu giờ chiều “tập kết”, sẵn sàng phân phối đến các chợ dân sinh trong đêm.
Khi đại dịch đến bất ngờ từ cuối tháng 6/2021. Dường như tất cả các ngành nghề ngừng trệ, chợ hết tụ họp, hàng quán đóng cửa….Rau cần vòng đời chỉ hai tháng, nay đến lứa thu hoạch buộc phải nhổ. Từng ấy hecta rau của nông dân ùn ứ không tiêu thụ được. Một cuộc “giải cứu” như tất yếu phải đến.
Giáo xứ Võ Dõng – Hạt Gia Kiệm tiên phong, Cha xứ cùng Ban Điều Hành tiếp nhận nhà vườn ủng hộ, hay mua với giá tượng trưng vừa giúp nông dân tiêu thụ, thu hồi vốn, vừa thu nhận số rau khổng lồ tiếp viện các xứ khác. Giáo xứ vào tận vườn thu hoạch rau cần với số lao động chuyên và nghiệp dư – Một bức tranh ngày mùa nhộn nhịp, vui tươi, phấn khởi được mô tả dưới ống kính truyền thông của Giáo Hạt, chứ không phải là những lao động thường nhật.
Rau cần không lạ hay hiếm ở vùng đất Kiệm Tân. Ở đó người ta có thể cho, tặng nhau cả bó to về ăn khi đi ngang những thửa ruộng cần bát ngát. Những chuyến xe chất rau ngút cao, xếp nhiều bó thuần thục không hơn/ kém của các bà, các chị chuyên làm thuê. Trên cánh đồng ai vào việc đó nhịp nhàng lắm. Vùng đất này, cánh đồng rau này còn giải quyết cho biết bao lao động từ các tỉnh miền Tây đến lập nghiệp làm thuê, và với ơn Chúa hình thành cả giáo điểm truyền giáo cho người nhập cư nơi vùng đạo toàn tòng.
Dịch dã qua hai tháng, số rau ùn ứ đã chuyển đến tận mâm cơm gia đình bị phong tỏa. Người nông dân vẫn miệt mài xuống giống chuẩn bị vụ tiếp theo mà không khỏi phập phồng lo lắng khi cơn dịch chưa có hồi lắng. Những cánh đồng rau vẫn mướt xanh, vẫn thấp thoáng bóng người thiện nguyện thu hoạch rau tiếp viện, vẫn đâu đó tiếng thở dài của người nông dân đầu tư tính toán thua lỗ, nhưng cái nghiệp đã quấn lấy họ như đám bùn bám chân mỗi ngày ra thăm ruộng rau và chăm bón. Sự cần mẫn khiến họ không ngừng tay chân được.
Nhìn bức tranh quê "cánh đồng rau", người phương xa thấy thật đẹp. Đẹp bởi màu của thiên nhiên trong lành, của sự lạ lẫm, của việc liên tưởng đến dĩa rau cần xào tỏi thơm lừng, giòn, ngọt….nhưng đâu biết trong cơn dịch này, nông dân khóc, nước mắt hòa chung mồ hôi bất chợt rơi xuống khóe môi. Mặn chát.
Nguồn: Fb Dung Nguyễn
|
|
|
MONG ƯỚC DỐC MƠ FARM TRỞ THÀNH NƠI ĐẤT LÀNH |
Đăng bởi: NguyenDucManh - 06/09/2021, 06:01 PM - Diễn đàn: Nhà tuyển dụng
- Không có trả lời
|
|
MONG ƯỚC DỐC MƠ FARM TRỞ THÀNH NƠI ĐẤT LÀNH !
Năm 2020, Farm đã dựng được 3 nếp nhà,
Năm 2021, Farm có thêm 1 nếp nhà nữa,
Năm 2022, Farm dự định dựng thêm 1 - 2 căn nữa,...
Những căn nhà này là nơi ở của các thành viên cam kết gắn bó lâu dài, cùng góp công sức và nguồn lực để xây dựng Farm ngày càng tươi đẹp hơn.
Nếu bạn bè hay khách thăm có hỏi: khó khăn lớn nhất khi xây dựng Dốc Mơ Farm là gì?
Tôi sẽ trả lời: Là con người !
Thật khó để đủ duyên gặp được những người: có cùng mong ước, lòng biết đủ nhẹ nhàng, mỗi ngày chăm chú tỉ mỉ làm công việc của mình, thấy được niềm vui từ những điều giản dị, biết dung chứa sự khác biệt, biết chấp nhận những đổi thay nằm ngoài sự hiểu biết về tự nhiên, biết mình đang ở đâu trong thế giới rộng lớn này,...
Cho đến bây giờ, và tiếp về sau nữa, Dốc Mơ Farm vẫn đang tìm kiếm và đón chào những con người muốn đến cùng sống và làm việc lâu dài. Farm tạm phân làm 2 con đường để dẫn chúng ta gặp nhau:
1. Các anh chị đã có của để dành, tham gia bằng hình thức góp vốn như trước đây Farm đã từng kêu gọi.
2. Các bạn trẻ có niềm đam mê cháy bỏng với nông nghiệp tử tế, làm vườn rừng, nhưng không có vốn tích lũy. Sau khi đến và làm việc với Farm ít nhất 1 năm (có lương), ta sẽ cùng bàn đến khả năng làm thành viên chính thức, gắn bó lâu dài, cùng làm nhà ở và xây dựng tổ ấm của mình.
Trong thời buổi dịch bệnh này, mọi việc đi lại và tiếp xúc đều cách trở.
Hy vọng dịch bệnh chóng qua, đi lại bình thường, Farm sẽ được đón nhận nhiều mối duyên mới,
Cùng nhau xây dựng Farm thành nơi đất lành, để đàn chim hội tụ về làm tổ.
Trưởng trại
Nguồn: Doc Mo farm
|
|
|
ĐTC Phanxicô: Đừng giả hình; có nói có, không nói không |
Đăng bởi: martinpham - 04/09/2021, 09:01 AM - Diễn đàn: Giáo dục
- Không có trả lời
|
|
ĐTC Phanxicô: Đừng giả hình; có nói có, không nói không
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu sống theo lời Chúa Giêsu dạy: có nói có, không nói không. Hãy sống theo sự thật mới có thể yêu thương; ngược lại, giả hình thì không biết yêu thương và còn nguy hiểm cho sự hiệp nhất trong Giáo hội.
Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư tuần trước, 18/7/2021, Đức Thánh Cha đã giải thích cho các tín hữu về lời giảng dạy của thánh Phaolô: Những ai sống theo ơn Chúa Kitô thì được tự do khỏi những ràng buộc của Luật Môsê. Trong bài giáo lý sáng thứ Tư 25/8/2021, Đức Thánh Cha giải thích về việc thánh Phaolô khiển trách thánh Phêrô vì thói giả hình, bởi vì khi thấy các Kitô hữu gốc Do Thái đến, thánh Phêrô không ngồi ăn chung với các Kitô hữu gốc dân ngoại nữa. Và thói giả hình này tạo nên sự chia rẽ trong cộng đoàn.
Đức Thánh Cha giải thích rằng giả hình là sợ hãi sự thật, sợ nói sự thật, sợ hành động theo sự thật, từ đó dẫn đến việc sống giả hình, nói một đàng làm một nẻo. Giả hình là thứ lây lan như virus; nó xảy ra ở nơi làm việc, trong đời sống chính trị và thậm chí, đáng ghê tởm hơn, trong chính Giáo hội. Ngài cảnh giác về chủ nghĩa hình thức, điều có thể dẫn đến thói giả hình.
Buổi tiếp kiến bắt đầu với đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát , trong đó thánh nhân thuật lại việc ngài đã khiển trách thánh Phêrô:
Nhưng khi ông Kê-pha đến Antiokia, tôi đã cự lại ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách… Tôi đã nói với ông Kêpha trước mặt mọi người: “Nếu ông là người Do Thái mà còn sống như người dân ngoại, chứ không như người Do Thái, thì làm sao ông lại ép người dân ngoại phải xử sự như người Do Thái?
Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý dựa trên đoạn sách Thánh này.
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Thư gửi tín hữu Galát thuật lại một sự việc khá ngạc nhiên. Như chúng ta đã nghe, thánh Phaolô nói rằng ngài đã khiển trách ông Kêpha, nghĩa là thánh Phêrô, trước mặt cộng đoàn tại Antiokia, bởi vì hành động của thánh Phêrô không tốt cho lắm. Điều gì nghiêm trọng đã xảy ra đến mức thánh Phaolô cảm thấy cần phải nói với thánh Phêrô những lời lẽ gay gắt như thế? Có phải thánh Phaolô đang cường điệu hóa, và đã để cho tính cách của ngài thể hiện quá nhiều và không biết kiềm chế bản thân? Chúng ta sẽ thấy rằng không phải như thế; nhưng một lần nữa, tương quan giữa Lề Luật và tự do được nêu bật.
Sự chia rẽ
Đức Thánh Cha giải thích về những lời của thánh Phaolô: Khi viết thư cho các tín hữu Galát, thánh Phaolô chủ ý nhắc đến sự kiện đã xảy ra vài năm trước tại Antiokia. Ngài muốn nhắc nhở các Kitô hữu của cộng đoàn đó rằng họ tuyệt đối không được nghe những người đang rao giảng rằng cần phải cắt bì, và do đó “bị Lề Luật giam cầm” bằng tất cả các quy định của nó. Điều thánh Phêrô chỉ trích nơi thánh Phêrô chính là hành vi của thánh Phêrô khi ngồi vào bàn ăn. Đối với một người Do Thái, Lề Luật cấm ăn uống với những người không phải là người Do Thái. Nhưng trong một hoàn cảnh khác, chính thánh Phêrô, đã đến nhà của đại đội trưởng Conêliô ở Xêdarê, dù biết rằng mình đang vi phạm Lề Luật. Do đó, thánh nhân khẳng định: “Thiên Chúa đã cho tôi thấy là không được gọi ai là ô uế hay không thanh sạch” (Cv 10, 28). Khi thánh Phêrô trở về Giêrusalem, các Kitô hữu đã chịu phép cắt bì, những người trung thành với Luật Môsê, đã khiển trách ngài về hành vi của ngài. Tuy nhiên, ngài biện minh cho mình rằng: “Tôi sực nhớ lại lời Chúa nói rằng : ‘Ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì sẽ được rửa trong Thánh Thần’. Vậy, nếu Thiên Chúa đã ban cho họ cùng một ân huệ như Người đã ban cho chúng ta, vì chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, thì tôi là ai mà dám ngăn cản Thiên Chúa?” (Cv 11, 16-17).
Một sự việc tương tự cũng đã xảy ra tại Antiokia khi có thánh Phaolô. Đầu tiên, thánh Phêrô đã dùng bữa với những Kitô hữu có nguồn gốc ngoại giáo mà không gặp vấn đề gì; tuy nhiên, khi một số Kitô hữu đã cắt bì từ Giêrusalem - những người từ Do Thái giáo - đến thành phố này, thì ngài không còn làm như vậy nữa, vì ngài không muốn bị họ chỉ trích. Điều sai lầm chính là ngài quá chú trọng đến những lời phê bình, chú trọng đến việc tỏ ra mình là một người tốt hơn là chú trọng đến thực tế, đến các mối liên hệ. Và điều này thật nghiêm trọng đối với thánh Phaolô, vì các môn đệ khác đã bắt chước thánh Phêrô, đặc biệt là Banaba, người thậm chí đã truyền giáo cho người Galát (xem Gl 2, 13). Thực ra, dù không muốn, nhưng khi làm như vậy, với thai độ không rõ ràng, thánh Phêrô đang tạo ra sự chia rẽ không đúng trong cộng đồng.
Thói giả hình: sợ hãi sự thật
Khi khiển trách, thánh Phaolô sử dụng một thuật ngữ cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về phản ứng của ngài: thói giả hình (xem Gl 2,13). Việc tuân giữ Lề Luật của các Kitô hữu đã gây nên hành vi giả hình này, điều mà thánh Tông đồ muốn chống lại một cách mạnh mẽ và thuyết phục. Giả hình là gì? Nó có thể được gọi là sự sợ hãi sự thật. Người giả hình sợ hãi sự thật. Người ta thích giả vờ hơn là là chính mình. Nó giống như trang điểm cho tâm hồn, giống như trang điểm trong thái độ, giống như trang điểm trong cách làm: nó không phải là sự thật. Sự giả vờ bóp nghẹt can đảm để công khai nói điều là sự thật; và do đó nó có thể dễ dàng tránh được nghĩa vụ nói sự thật mọi lúc, mọi nơi và bất chấp mọi thứ. Trong một môi trường mà các mối quan hệ giữa các cá nhân được thể hiện theo giáo huấn của chủ nghĩa hình thức, thì vi rút giả hình dễ dàng lây lan.
Mẫu gương của cụ Elada trong sách Macabê
Trong Kinh Thánh có một số ví dụ chống lại thói giả hình. Đức Thánh Cha trình bày chứng tá tuyệt đẹp của cụ Elada, người được yêu cầu giả vờ ăn thịt đã được hiến tế cho các vị thần ngoại giáo để cứu mạng sống của chính mình. Nhưng người kính sợ Chúa đó trả lời: “Ở tuổi chúng tôi, giả vờ là điều bất xứng, e rằng có nhiều thanh niên sẽ nghĩ là ông già Elada đã chín mươi tuổi đầu, mà còn theo những lề thói dân ngoại. Rồi bởi tôi đã giả vờ và ham sống thêm một ít lâu nữa, nên họ bị lầm lạc vì tôi, còn tôi thì chuốc lấy vết nhơ và ô nhục cho tuổi già” (2 Mac 6, 24-25). Ông chân thật, không đi theo con đường giả hình. Thật là một câu chuyện hay để suy tư để tránh xa thói đạo đức giả!
Chúa Giêsu cũng lên án thói giả hình
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến một số tình huống được thuật lại trong các sách Tin Mừng, khi Chúa Giêsu mạnh mẽ trách những người chỉ tỏ vẻ bề ngoài, nhưng bên trong chứa đầy sự giả dối và gian ác (x. Mt 23, 13-29). Ngài gợi ý với các tín hữu tham dự buổi tiếp kiến: Nếu anh chị em có chút thời gian, hãy mở chương 23 của Tin mừng thánh Mátthêu và sẽ thấy bao nhiều lần Chúa Giêsu nói: “những kẻ giả hình, những kẻ đạo đức giả”, và cho thấy thế nào là thói giả hình.
Người giả hình không biết yêu thương, thậm chí còn gây chia rẽ
Những kẻ giả hình là những người giả vờ, xu nịnh và lừa dối bởi vì họ sống với một chiếc mặt nạ che mặt và không có đủ can đảm để đối mặt với sự thật. Vì thế họ không có khả năng yêu thương thực sự: họ tự giới hạn mình trong việc sống theo chủ nghĩa vị kỷ và không có đủ sức mạnh để thể hiện tấm lòng của mình một cách minh bạch. Có rất nhiều tình huống mà thói giả hình đang diễn ra. Nó thường diễn ra ở nơi làm việc, nơi có người tỏ ra bầu bạn với đồng nghiệp của họ, đồng thời đâm sau lưng người ta do cạnh tranh. Trong đời sống chính trị, không có gì lạ khi thấy những kẻ giả hình, những người sống theo cách này ở nơi công cộng và theo cách khác ở nơi riêng tư. Và đặc biệt, thói giả hình trong Giáo hội đặc biệt đáng ghê tởm. Chúng ta đừng bao giờ quên lời của Chúa: “Hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5, 37).
Đừng sợ là người trung thực
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta hãy suy nghĩ về điều thánh Phaolô lên án: thói giả hình; và Chúa Giêsu kết án: thói đạo đức giả. Và chúng ta đừng sợ là những người trung thực, nói sự thật, nghe sự thật, sống theo sự thật. Như thế, chúng ta sẽ có thể yêu. Một kẻ giả hình không biết yêu thương. Hành động khác với sự thật có nghĩa là gây nguy hiểm cho sự hiệp nhất của Giáo hội, sự hiệp nhất mà chính Chúa đã cầu nguyện.
theo Vatican News
|
|
|
Sau khi phẫu thuật, ĐTC khẳng định ngài không nghĩ đến việc “từ chức” |
Đăng bởi: martinpham - 04/09/2021, 08:55 AM - Diễn đàn: Tin thế giới
- Không có trả lời
|
|
Sau khi phẫu thuật, ĐTC khẳng định ngài không nghĩ đến việc “từ chức”
Trả lời phỏng vấn của ông Carlos Herrera trên Radio COPE, tiếng Tây Ban Nha, về việc báo chí trong những ngày gần đây đưa tin rằng ngài sẽ từ nhiệm, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “điều đó thậm chí còn không xuất hiện trong ý nghĩ của tôi nữa.”
"Lần thứ hai được một y tá cứu mạng"
Trong cuộc phỏng vấn dài hơn một tiếng rưỡi, nói về cuộc phẫu thuật đại tràng hồi đầu tháng 7, Đức Thánh Cha nói rằng một y tá “đã cứu mạng” ngài. Một y tá của Vatican đã giải thích với Đức Thánh Cha là ngài nên được phẫu thuật, bên cạnh những người khác cho rằng ngài chỉ cần uống kháng sinh. Ngài nói rằng đây là lần thứ hai một y tá cứu ngài. Lần thứ nhất là vào năm 1957, khi còn ở chủng viện, khi ngài bị dịch cúm và được đưa đến bệnh viện. Người ta đã rút nước từ phổi của ngài. Một nữ tu y tá đã cho ngài dùng gấp đôi số kháng sinh bác sĩ yêu cầu và điều đó đã cứu ngài.
Về chuyến thăm Budapest và Slovakia sắp tới, Đức Thánh Cha cho biết ngài sẽ phải cẩn thận, nhưng cuối cùng nó sẽ giống như những chuyến tông du khác.
Chưa bao giờ có ý nghĩ "từ chức"
Nhà báo Herrera đặt câu hỏi về việc khi Đức Thánh Cha có vấn đề về sức khoẻ, giới truyền thông, đặc biệt là của Ý, nói về việc từ chức… Đức Thánh Cha cho biết ngài chỉ biết báo chí nói về việc ngài từ chức vài ngày sau. Và ngài nhận xét: “Bất cứ khi nào một Giáo hoàng bị bệnh, thì luôn có một làn gió thoảng hoặc một cơn cuồng phong về mật nghị”.
Đức Thánh Cha nói thêm vào cuối cuộc phỏng vấn: “Tôi không biết họ lấy đâu ra thông tin từ tuần trước rằng tôi sẽ từ chức! Họ đã hiểu từ ngữ nào tại đất nước của tôi? Đó là nơi mà tin tức phát đi. Và họ nói rằng đó là một sự chấn động, khi nó thậm chí còn không xuất hiện trong tâm trí của tôi. Khi có những diễn giải hơi méo mó về một số từ ngữ của tôi, tôi giữ im lặng, bởi vì cố gắng giải thích chúng thì còn tệ hơn”. (CSR_5858_2021)
theo Vatican News
|
|
|
TÌM HIỂU VỀ ĐÀI THIÊN VĂN VATICAN! VẬY VATICAN CÓ QUAN TÂM KHOA HỌC KHÔNG! |
Đăng bởi: martinpham - 30/08/2021, 04:14 PM - Diễn đàn: Khoa học - Công Nghệ
- Không có trả lời
|
|
TÌM HIỂU VỀ ĐÀI THIÊN VĂN VATICAN! VẬY VATICAN CÓ QUAN TÂM KHOA HỌC KHÔNG!
Các Đài Thiên Văn Vatican là một nghiên cứu thiên văn học và các cơ sở giáo dục được hỗ trợ bởi Tòa Thánh. Ban đầu có trụ sở tại trường Cao Đẳng Roman (ngôi trường được thành lập bởi Thánh Inhaxiô Loyola vào năm 1551, Ngài cũng là người sáng lập Dòng Tên), Đài quan sát hiện có trụ sở chính tại lâu đài Gandolfo ở Ý và vận hành kính thiên văn tại Đài quan sát quốc tế Mount Graham ở Hoa Kỳ.
Giám đốc Đài quan sát là ông Guy Consolmagno, một tu sĩ Dòng Tên người Mỹ. Năm 2008, giải thưởng Templeton được trao cho nhà vũ trụ học là Cha Michał Heller và là học giả Phụ tá Đài quan sát Vatican. Năm 2010, Giải thưởng George Van Biesbroeck được trao cho cựu giám đốc đài thiên văn, tu sĩ Dòng Tên người Mỹ là Cha George Coyne.
Giáo hội đã quan tâm đến thiên văn học từ lâu, thành quả gần gũi nhất mà chúng ta thấy đó là lịch Gregory (tức dương lịch), được Giáo hoàng Gregory XIII ban hành vào năm 1582, lấy theo tên Ngài.
Vào thế kỷ 18, Giáo Hoàng đã tích cực hỗ trợ cho thiên văn học, thành lập Đài quan sát của Trường Cao đẳng Roman vào năm 1774. Sau nhiều biến cố lịch sử, cũng như sự ảnh hưởng bởi môi trường sống con người, mà các đài quan sát đã được di dời đến nhiều địa điểm khác nhau.
Vào những năm 1930, khói và bầu trời rực rỡ ánh đèn của thành phố đã khiến cho việc quan sát ở Rome không thể thực hiện được. Vì thế Giáo Hoàng Pius XI đã dời Đài quan sát đến lâu đài Gandolfo, cách Rôma 25 km về phía đông nam. Đến năm 1961, vấn đề ô nhiễm ánh sáng tương tự đã khiến việc quan sát tại lâu đài Gandolfo trở nên khó khăn. Sau đó, Đài quan sát đã thành lập Nhóm Nghiên cứu Đài quan sát Vatican (VORG), với các văn phòng tại Đài quan sát Steward của Đại học Arizona ở Tucson , Arizona.
Theo Wiki
|
|
|
ĐẤT VÀ NGƯỜI GIA KIỆM |
Đăng bởi: NguyenDucManh - 29/08/2021, 03:19 PM - Diễn đàn: Tin tức Gia Kiệm
- Không có trả lời
|
|
ĐẤT VÀ NGƯỜI GIA KIỆM
Mảnh đất mà người dân di cư năm 1954 đã chọn để dựng nhà cửa, một mảnh đất có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa. Mảnh đất cũng được biết đến là thủ phủ của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm của Đồng Nai. Mảnh đất sản sinh ra cây trái, nông sản dồi dào, mang thương hiệu mít, chôm chôm Gia Kiệm. Mảnh đất Gia Kiệm đã nuôi dưỡng, chứng kiến sự trưởng thành của biết bao người.
Người sống trên địa bàn Gia Kiệm đa phần là người theo đạo Công giáo, vì vậy không thể thiếu sự hiện diện của các ngôi giáo đường. Chỉ cần đi dọc theo quốc lộ 20, cứ cách một, hai, hoặc ba ki-lô-mét lại xuất hiện một ngôi giáo đường. Từ quốc lộ 20 đi vào các con đường liên thôn, liên xã, ta cũng lại bắt gặp nhà thờ. Hình ảnh ngôi giáo đường rộng lớn, uy nghiêm, thánh thót, ngân nga tiếng chuông sớm chiều đã trở nên quá đỗi thân thuộc với người dân nơi đây. Và đây, cũng chính là nét riêng, nét đặc trưng, nét độc đáo của vùng đất mà không phải nơi nào cũng có được.
Đến với Gia Kiệm, người ta không khỏi ngạc nhiên bởi cảnh vật của một vùng quê yên bình nhưng cũng không kém phần phát triển, mà còn bởi con người nơi đây cởi mở, thân thiện, giàu tình cảm, được thể hiện qua cách nghĩ, cách sống, cách làm.
Cách thể hiện của người Gia Kiệm cũng thật giản đơn, chỉ biết chăm chỉ lo làm ăn, biết cân đối trong chi tiêu, để luôn có một khoản tiết kiệm phòng khi ốm đau hoặc gặp sự cố. Nét đẹp nhất của người Gia Kiệm, là tinh thần đoàn kết, chung sức trong các công việc chung của đoàn thể, của giáo xứ. Họ sẵn sàng chung tay, không ngại khó, cũng chẳng ngại khổ, vậy nên việc gì của tập thể, của giáo xứ đề ra chẳng mấy chốc là đã hoàn thành.
Gia kiệm bình yên, hiền hòa, phẳng lặng ngày nào giờ đã gợn sóng. Trải qua "làn sóng covid" suốt 2 tháng qua, đã có quá nhiều sự biến động, xáo trộn và cả sự mất mát. Tưởng rằng những biến động này, sẽ làm giảm đi những đức tính đẹp vốn có của người Gia Kiệm. Nhưng không phải thế, những đức tính đẹp này, còn phát triển mạnh mẽ hơn và được nhân lên gấp bội lần. Người Gia Kiệm đùm bọc nhau, san sẻ cho nhau, ngay cả khi họ không còn sinh sống trên mảnh đất Gia Kiệm. Họ vẫn luôn hướng về và sẻ chia một cách mạnh mẽ. Với tinh thần này, trong 2 tháng qua, ngày ngày, nhà nhà trên địa bàn Gia kiệm được phục vụ tận nơi, miễn phí nguồn lương thực, thực phẩm.
Người Gia Kiệm đã sống và thực hành lời Chúa dạy một cách rất đỗi đời thường như thế. Chắc không cần phải nói, cũng chẳng cần phải kể về cách họ đã thực hiện thế nào, vì mỗi người Gia Kiệm hôm nay đã chứng kiến, trải nghiệm và cảm nhận một cách rõ ràng nhất, cụ thể nhất về cách cho đi, về sự sẻ chia của cộng đồng người Gia Kiệm.
Quả thật, trong khó khăn, hoạn nạn, ta mới thấy hết được vẻ đẹp của người Gia Kiệm. Đúng là vậy, chưa lúc nào Gia Kiệm lại "đẹp" như lúc này! Gia Kiệm "ấm áp" trong tình yêu thương, sự sẻ chia, tinh thần dấn thân quên mình phục vụ.Thật tự hào, hãnh diện và biết ơn mảnh đất, con người Gia Kiệm. Tất cả, tất cả, tất cả,…là hồng ân Chúa. Người Gia Kiệm muôn vàn biết ơn và cảm tạ Ngài.
Ảnh: "Tác phẩm : Chợ 0 đồng, đạt giải tuần CUỘC THI VẼ TRANH “VỮNG TIN VIỆT NAM” của Hội đồng đội Trung Ương. Hs: Hoàng Thiên Ân lớp 3/3, trường Tiểu học Trần Quốc Toản, xã Gia Tân 2.)
Nguồn: fb Nguyễn Tâm (bài viết trên nhóm fb Gia Kiệm News)
|
|
|
|