Tin tức 247
Việt Nam sắp có vaccine tay chân miệng ngừa chủng nguy hiểm nhất
04/07/2023 15:19
martinpham
34068
Chia sẻ
Việt Nam sắp có vaccine tay chân miệng ngừa chủng nguy hiểm nhất
Bộ Y tế đang xem xét phê duyệt vaccine phòng bệnh tay chân miệng, có khả năng ngừa virus EV71 - chủng nguy hiểm nhất, có thể tiêm vào năm sau.
Vaccine được Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia (NHRI) của Đài Loan thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một và hai vào năm 2010-2017, với 425 trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi.
Vaccine thử nghiệm giai đoạn ba tại Việt Nam và Đài Loan với trên 3.000 trẻ. Trung tâm thử nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP HCM là đơn vị phối hợp triển khai tại Việt Nam. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia (Bộ Y tế) thẩm định, phê duyệt hồ sơ cho phép triển khai thử nghiệm năm 2019-2021 với nhóm trẻ từ hai tháng tuổi đến dưới 6 tuổi, sống tại 6 huyện thuộc hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp.
Ngày 4/7, bác sĩ Nguyễn Trọng Toàn, Phó giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP HCM, cho biết sau thử nghiệm giai đoạn ba, Hội đồng đạo đức nghiệm thu, ghi nhận vaccine giúp bảo vệ trẻ chống lại bệnh tay chân miệng do EV71 ở bất kỳ độ nặng nào, hiệu quả 96,8%. Kết quả này đã được đăng tải trên The Lancet (tạp chí y khoa uy tín hàng đầu thế giới).
Dựa trên đánh giá hiệu quả và theo quy trình thử nghiệm lâm sàng, đơn vị sản xuất gửi hồ sơ đến Bộ Y tế đăng ký phê duyệt. Trong cuộc họp phòng chống dịch cuối tháng 6, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết Cục Quản lý Dược đang xem xét cấp phép cho vaccine này.
"Hy vọng từ nay đến cuối năm, vaccine này được phê duyệt để có thể đưa ra thị trường tiêm dịch vụ, góp phần đẩy lùi dịch tay chân miệng", bà Liên Hương nói.
Như vậy, nếu được phê duyệt, đây là vaccine tay chân miệng đầu tiên ở Việt Nam. Vaccine theo công nghệ bất hoạt toàn hạt phòng virus EV71 (Enterovirus 71). Chủng virus này nguy hiểm nhất do gây bệnh tay chân miệng thể nặng, nguy cơ tử vong cao. Các tác nhân khác thường gây bệnh nhẹ hơn. Tại Việt Nam, EV71 "tái xuất" từ tháng 4, sau gần hai năm không phát hiện, đang dần chiếm ưu thế gây ca nặng.
Vaccine theo công nghệ bất hoạt được sản xuất bằng cách nuôi cấy tác nhân gây bệnh, thường là virus trong những môi trường thích hợp. Khi chúng đã phát triển đầy đủ, nhiệt, hóa chất hoặc tia xạ sẽ được sử dụng để phá hủy vật chất di truyền và "làm chết" các mầm bệnh này. Công nghệ này được sử dụng phổ biến hiện nay với nhiều đặc tính giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Viện Pasteur TP HCM cũng đang hợp tác triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba một loại vaccine tay chân miệng EV71 khác, dự kiến có kết quả vào năm 2025.
Nửa đầu năm, các tỉnh phía Nam ghi nhận hơn 9.000 ca tay chân miệng, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng cao từ cuối tháng 4 đến nay. Các bệnh viện nhi tuyến cuối ghi nhận số bệnh nhân nặng, nguy kịch tăng. Nhiều trẻ phải thở máy, lọc máu, có trường hợp không qua khỏi. Ngành y tế dự đoán dịch bệnh năm nay diễn biến phức tạp, do chủng EV71 đang chiếm ưu thế.
Đến nay bệnh tay chân miệng chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương nâng cao năng lực dự phòng, điều trị bệnh, đảm bảo trang thiết bị và vật tư hóa chất, thuốc.
Dấu hiệu tay chân miệng là loét họng, xuất hiện hồng ban, nổi bóng nước ở lòng bàn tay, chân, mông, đầu gối. Khi ấy, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời. Trẻ bệnh nên nghỉ học ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi phát để tránh lây cho bé khác.
Phòng bệnh bằng cách đảm bảo ba sạch, gồm ăn uống, ở, vệ sinh bàn tay và đồ chơi sạch. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, bế ẵm hay sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
nguồn: vnexpress
Bộ Y tế đang xem xét phê duyệt vaccine phòng bệnh tay chân miệng, có khả năng ngừa virus EV71 - chủng nguy hiểm nhất, có thể tiêm vào năm sau.
Vaccine được Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia (NHRI) của Đài Loan thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một và hai vào năm 2010-2017, với 425 trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi.
Vaccine thử nghiệm giai đoạn ba tại Việt Nam và Đài Loan với trên 3.000 trẻ. Trung tâm thử nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP HCM là đơn vị phối hợp triển khai tại Việt Nam. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia (Bộ Y tế) thẩm định, phê duyệt hồ sơ cho phép triển khai thử nghiệm năm 2019-2021 với nhóm trẻ từ hai tháng tuổi đến dưới 6 tuổi, sống tại 6 huyện thuộc hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp.
Ngày 4/7, bác sĩ Nguyễn Trọng Toàn, Phó giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP HCM, cho biết sau thử nghiệm giai đoạn ba, Hội đồng đạo đức nghiệm thu, ghi nhận vaccine giúp bảo vệ trẻ chống lại bệnh tay chân miệng do EV71 ở bất kỳ độ nặng nào, hiệu quả 96,8%. Kết quả này đã được đăng tải trên The Lancet (tạp chí y khoa uy tín hàng đầu thế giới).
Dựa trên đánh giá hiệu quả và theo quy trình thử nghiệm lâm sàng, đơn vị sản xuất gửi hồ sơ đến Bộ Y tế đăng ký phê duyệt. Trong cuộc họp phòng chống dịch cuối tháng 6, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết Cục Quản lý Dược đang xem xét cấp phép cho vaccine này.
"Hy vọng từ nay đến cuối năm, vaccine này được phê duyệt để có thể đưa ra thị trường tiêm dịch vụ, góp phần đẩy lùi dịch tay chân miệng", bà Liên Hương nói.
Như vậy, nếu được phê duyệt, đây là vaccine tay chân miệng đầu tiên ở Việt Nam. Vaccine theo công nghệ bất hoạt toàn hạt phòng virus EV71 (Enterovirus 71). Chủng virus này nguy hiểm nhất do gây bệnh tay chân miệng thể nặng, nguy cơ tử vong cao. Các tác nhân khác thường gây bệnh nhẹ hơn. Tại Việt Nam, EV71 "tái xuất" từ tháng 4, sau gần hai năm không phát hiện, đang dần chiếm ưu thế gây ca nặng.
Vaccine theo công nghệ bất hoạt được sản xuất bằng cách nuôi cấy tác nhân gây bệnh, thường là virus trong những môi trường thích hợp. Khi chúng đã phát triển đầy đủ, nhiệt, hóa chất hoặc tia xạ sẽ được sử dụng để phá hủy vật chất di truyền và "làm chết" các mầm bệnh này. Công nghệ này được sử dụng phổ biến hiện nay với nhiều đặc tính giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Viện Pasteur TP HCM cũng đang hợp tác triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba một loại vaccine tay chân miệng EV71 khác, dự kiến có kết quả vào năm 2025.
Nửa đầu năm, các tỉnh phía Nam ghi nhận hơn 9.000 ca tay chân miệng, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng cao từ cuối tháng 4 đến nay. Các bệnh viện nhi tuyến cuối ghi nhận số bệnh nhân nặng, nguy kịch tăng. Nhiều trẻ phải thở máy, lọc máu, có trường hợp không qua khỏi. Ngành y tế dự đoán dịch bệnh năm nay diễn biến phức tạp, do chủng EV71 đang chiếm ưu thế.
Đến nay bệnh tay chân miệng chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương nâng cao năng lực dự phòng, điều trị bệnh, đảm bảo trang thiết bị và vật tư hóa chất, thuốc.
Dấu hiệu tay chân miệng là loét họng, xuất hiện hồng ban, nổi bóng nước ở lòng bàn tay, chân, mông, đầu gối. Khi ấy, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời. Trẻ bệnh nên nghỉ học ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi phát để tránh lây cho bé khác.
Phòng bệnh bằng cách đảm bảo ba sạch, gồm ăn uống, ở, vệ sinh bàn tay và đồ chơi sạch. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, bế ẵm hay sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
nguồn: vnexpress
Việt Nam và Tòa Thánh ký kết Thỏa thuận về Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại VN
29/07/2023 11:22
martinpham
334033
Khuyến cáo: "14 loại siro ho khiến hàng trăm trẻ thế giới tử vong"
24/04/2023 14:54
martinpham
110190
Bác tài xế Phi Long Gia Kiệm đỡ đẻ trên xe giúp sản phụ 'vượt cạn' thành công
23/03/2022 11:03
admin
107571
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken
17/04/2023 08:03
martinpham
97754
GIỜ LỄ VÀ THĂM VIẾNG TẠI TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ NÚI CÚI - HẠT GIA KIỆM
13/08/2022 14:03
NguyenDucManh
44737