Tin tức 247
Những chiêu lừa sinh viên dễ mắc khi thuê trọ
15/08/2023 09:10
martinpham
12228
Chia sẻ
Những chiêu lừa sinh viên dễ mắc khi thuê trọ
Chiêu lừa sinh viên thường gặp nhất là chủ nhà giả mạo, đăng phòng đẹp giá rẻ hoặc tìm người ở ghép để yêu cầu đặt cọc.
Thạc sĩ Cù Xuân Tiến, Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên, trường Đại học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia TP HCM, cho biết thời điểm đầu năm học, bộ phận của ông tiếp nhận nhiều phản ánh của sinh viên về việc bị lừa khi thuê trọ.
"Nhu cầu tìm trọ tăng cao, sinh viên nôn nóng tìm chỗ ở nhưng không có thông tin, kinh nghiệm, kiến thức pháp lý nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng", ông Tiến nói.
Xuất phát từ việc sinh viên cả tin, thuê phòng mà không ký hợp đồng hoặc hợp đồng lỏng lẻo, khi vào ở, chủ nhà thông báo hàng loạt chi phí phát sinh hoặc tăng giá vô tội vạ. Ông Tiến nói đã có trường hợp ký hợp đồng thuê nhà nhưng không ghi rõ giá điện, nước, chỗ gửi xe. Đến khi vào ở, sinh viên mới tá hỏa khi chủ nhà tăng giá nên đành bỏ hợp đồng, mất tiền cọc.
Ông Lê Xuân Thành, trưởng Phòng Công tác chính trị - Sinh viên, trường Đại học Mỏ - Địa chất, cho biết từng có sinh viên gặp một người xưng là chủ nhà, yêu cầu đóng tiền cọc ba tháng. Sau khi nhận tiền, người này biến mất. Hóa ra, đây chỉ là người thuê nhà ngắn hạn, rồi đóng giả chủ nhà để đăng bài cho thuê và thu tiền cọc.
Một hình thức khác là dụ dỗ sinh viên ở ghép, chia tiền phòng. Các em thường được đề nghị đóng 3-6 tháng tiền nhà vì người này nói đã tự ứng trước. Sau khi nhận tiền, người này - thực tế không phải người thuê phòng - lẩn trốn. Người thuê phòng thực sự trở về và không chấp nhận ở ghép với sinh viên, hoặc yêu cầu đóng thêm tiền mới cho ở. Theo ông Thành, tình huống này thường có sự thông đồng giữa người giả mạo ban đầu và người thuê phòng thực sự.
"Điểm chung của bẫy lừa này là đánh vào việc sinh viên thiếu thông tin, chưa kiểm chứng ai mới là người thuê, chủ nhà", ông Thành nói.
Cùng mục đích lừa tiền cọc, kẻ xấu có thể dùng chiêu "treo đầu dê bán thịt chó", đăng thông tin phòng trọ rẻ, đẹp, đầy đủ tiện nghi và giục sinh viên đặt cọc giữ phòng vì đang có người muốn thuê ngay. Tuy nhiên, khi trực tiếp đi xem, sinh viên mới phát hiện phòng trọ tồi tàn, không giống hình ảnh quảng cáo, nếu không thuê đành chấp nhận mất cọc.
Ngoài ra, theo ông Thành, nắm bắt tâm lý sinh viên muốn thuê phòng đã có đủ đồ, nhiều chủ trọ cài cắm điều khoản trong hợp đồng, buộc người thuê phải sửa, thay thế nội thất nếu bị hỏng, bất kể thời gian ở bao lâu. Nhiều đồ dùng đã cũ nhưng được thay vỏ mới sẽ rất nhanh hỏng sau khi được sử dụng không lâu.
"Thông tin nhà trọ được Đoàn, Hội sinh viên thu thập từ tổ dân phố, công an, đoàn thể địa phương hoặc đã đi khảo sát trực tiếp nên sinh viên có thể tin tưởng", ông Đại nói.
Nếu tự tìm nhà trọ, sinh viên nên đến trực tiếp, hỏi người thuê trước hoặc hàng xóm thông tin về chủ nhà, an ninh, xem xét kỹ khoảng cách di chuyển đến trường và các điều kiện xung quanh trước khi quyết định đặt cọc.
"Sinh viên nên chọn khu vực có an ninh tốt trước, sau đó tìm phòng. Nếu gặp phòng tốt mà giá rẻ bất thường, các em cần tìm hiểu kỹ", ông Thành nói, thêm rằng sinh viên cần gặp trực tiếp chủ trọ và yêu cầu được ký hợp đồng khi thuê, thay vì qua môi giới, trung gian.
Khi quyết định ký hợp đồng thuê trọ, sinh viên cần đọc kỹ các điều khoản, chú ý chi phí như điện, nước, Internet, gửi xe, vệ sinh môi trường, sửa chữa đồ dùng. Trường hợp ở ghép, nên có sự thỏa thuận, thống nhất với người ở cùng về các chi phí sinh hoạt.
Với các tân sinh viên, ông Lê Xuân Thành gợi ý các em nên đi cùng người thân hoặc người quen đã có 1-3 năm kinh nghiệm sống quanh khu vực đó khi xem hoặc đặt cọc phòng.
Các chuyên gia đều khuyên tân sinh viên nên ở gần trường. Giá phòng khu vực này có thể cao hơn, nhưng thuận tiện di chuyển, tránh những rắc rối về phương tiện đi lại, đường sá khi mới nhập học. Trong trường hợp ở xa trường để có giá phòng tốt hơn, sinh viên nên chọn nơi có điểm chờ xe buýt.
Nếu ký túc xá của trường còn chỗ, đây là lựa chọn an toàn, thuận tiện, nhẹ gánh chi phí cho tân sinh viên trong thời gian đầu lên thành phố.
nguồn:vnexpress
Chiêu lừa sinh viên thường gặp nhất là chủ nhà giả mạo, đăng phòng đẹp giá rẻ hoặc tìm người ở ghép để yêu cầu đặt cọc.
Thạc sĩ Cù Xuân Tiến, Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên, trường Đại học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia TP HCM, cho biết thời điểm đầu năm học, bộ phận của ông tiếp nhận nhiều phản ánh của sinh viên về việc bị lừa khi thuê trọ.
"Nhu cầu tìm trọ tăng cao, sinh viên nôn nóng tìm chỗ ở nhưng không có thông tin, kinh nghiệm, kiến thức pháp lý nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng", ông Tiến nói.
Xuất phát từ việc sinh viên cả tin, thuê phòng mà không ký hợp đồng hoặc hợp đồng lỏng lẻo, khi vào ở, chủ nhà thông báo hàng loạt chi phí phát sinh hoặc tăng giá vô tội vạ. Ông Tiến nói đã có trường hợp ký hợp đồng thuê nhà nhưng không ghi rõ giá điện, nước, chỗ gửi xe. Đến khi vào ở, sinh viên mới tá hỏa khi chủ nhà tăng giá nên đành bỏ hợp đồng, mất tiền cọc.
Sinh viên tình nguyện hỗ trợ tân sinh viên tại bến xe Miền Đông, năm 2022. Ảnh: SAC
Một chiêu lừa khác phổ biến là người cho thuê không phải chủ nhà nhưng mạo nhận để chiếm đoạt tiền đặt cọc. Ngoài ra, nhiều sinh viên thuê qua trung gian, sau một thời gian bị chủ lấy lại hoặc bán nhà nên rất khó khăn hoặc không thể lấy lại tiền cọc.Ông Lê Xuân Thành, trưởng Phòng Công tác chính trị - Sinh viên, trường Đại học Mỏ - Địa chất, cho biết từng có sinh viên gặp một người xưng là chủ nhà, yêu cầu đóng tiền cọc ba tháng. Sau khi nhận tiền, người này biến mất. Hóa ra, đây chỉ là người thuê nhà ngắn hạn, rồi đóng giả chủ nhà để đăng bài cho thuê và thu tiền cọc.
Một hình thức khác là dụ dỗ sinh viên ở ghép, chia tiền phòng. Các em thường được đề nghị đóng 3-6 tháng tiền nhà vì người này nói đã tự ứng trước. Sau khi nhận tiền, người này - thực tế không phải người thuê phòng - lẩn trốn. Người thuê phòng thực sự trở về và không chấp nhận ở ghép với sinh viên, hoặc yêu cầu đóng thêm tiền mới cho ở. Theo ông Thành, tình huống này thường có sự thông đồng giữa người giả mạo ban đầu và người thuê phòng thực sự.
"Điểm chung của bẫy lừa này là đánh vào việc sinh viên thiếu thông tin, chưa kiểm chứng ai mới là người thuê, chủ nhà", ông Thành nói.
Cùng mục đích lừa tiền cọc, kẻ xấu có thể dùng chiêu "treo đầu dê bán thịt chó", đăng thông tin phòng trọ rẻ, đẹp, đầy đủ tiện nghi và giục sinh viên đặt cọc giữ phòng vì đang có người muốn thuê ngay. Tuy nhiên, khi trực tiếp đi xem, sinh viên mới phát hiện phòng trọ tồi tàn, không giống hình ảnh quảng cáo, nếu không thuê đành chấp nhận mất cọc.
Ngoài ra, theo ông Thành, nắm bắt tâm lý sinh viên muốn thuê phòng đã có đủ đồ, nhiều chủ trọ cài cắm điều khoản trong hợp đồng, buộc người thuê phải sửa, thay thế nội thất nếu bị hỏng, bất kể thời gian ở bao lâu. Nhiều đồ dùng đã cũ nhưng được thay vỏ mới sẽ rất nhanh hỏng sau khi được sử dụng không lâu.
Đoàn, Hội sinh viên trường Đại học Luật TP HCM hỗ trợ tân sinh viên tìm nhà trọ, năm 2022. Ảnh: UL
Để tránh bị lừa đảo khi thuê trọ, thạc sĩ Nguyễn Bá Đại, Phó giám đốc Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên, trường Đại học Luật TP HCM, khuyên sinh viên chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ Đoàn, Hội, phòng công tác sinh viên."Thông tin nhà trọ được Đoàn, Hội sinh viên thu thập từ tổ dân phố, công an, đoàn thể địa phương hoặc đã đi khảo sát trực tiếp nên sinh viên có thể tin tưởng", ông Đại nói.
Nếu tự tìm nhà trọ, sinh viên nên đến trực tiếp, hỏi người thuê trước hoặc hàng xóm thông tin về chủ nhà, an ninh, xem xét kỹ khoảng cách di chuyển đến trường và các điều kiện xung quanh trước khi quyết định đặt cọc.
"Sinh viên nên chọn khu vực có an ninh tốt trước, sau đó tìm phòng. Nếu gặp phòng tốt mà giá rẻ bất thường, các em cần tìm hiểu kỹ", ông Thành nói, thêm rằng sinh viên cần gặp trực tiếp chủ trọ và yêu cầu được ký hợp đồng khi thuê, thay vì qua môi giới, trung gian.
Khi quyết định ký hợp đồng thuê trọ, sinh viên cần đọc kỹ các điều khoản, chú ý chi phí như điện, nước, Internet, gửi xe, vệ sinh môi trường, sửa chữa đồ dùng. Trường hợp ở ghép, nên có sự thỏa thuận, thống nhất với người ở cùng về các chi phí sinh hoạt.
Với các tân sinh viên, ông Lê Xuân Thành gợi ý các em nên đi cùng người thân hoặc người quen đã có 1-3 năm kinh nghiệm sống quanh khu vực đó khi xem hoặc đặt cọc phòng.
Các chuyên gia đều khuyên tân sinh viên nên ở gần trường. Giá phòng khu vực này có thể cao hơn, nhưng thuận tiện di chuyển, tránh những rắc rối về phương tiện đi lại, đường sá khi mới nhập học. Trong trường hợp ở xa trường để có giá phòng tốt hơn, sinh viên nên chọn nơi có điểm chờ xe buýt.
Nếu ký túc xá của trường còn chỗ, đây là lựa chọn an toàn, thuận tiện, nhẹ gánh chi phí cho tân sinh viên trong thời gian đầu lên thành phố.
nguồn:vnexpress
Việt Nam và Tòa Thánh ký kết Thỏa thuận về Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại VN
29/07/2023 11:22
martinpham
378939
Khuyến cáo: "14 loại siro ho khiến hàng trăm trẻ thế giới tử vong"
24/04/2023 14:54
martinpham
111995
Bác tài xế Phi Long Gia Kiệm đỡ đẻ trên xe giúp sản phụ 'vượt cạn' thành công
23/03/2022 11:03
admin
110135
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken
17/04/2023 08:03
martinpham
99996
GIỜ LỄ VÀ THĂM VIẾNG TẠI TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ NÚI CÚI - HẠT GIA KIỆM
13/08/2022 14:03
NguyenDucManh
48877